Sai lầm 1: Không sử dụng lò vi sóng để chế biến rau củ
Lò vi sóng có thể được sử dụng để chế biến các món ăn từ rau củ, giúp giữ lại tối đa chất dinh dưỡng. Ví dụ, hấp bông cải xanh trong lò vi sóng sẽ hạn chế mất vitamin C và chất chống ung thư so với các phương pháp nấu khác.
Sai lầm 2: Để nhiều đồ vật trên lò vi sóng
Việc để các vật thể lên trên hoặc xung quanh lò vi sóng có thể cản trở quá trình giải phóng tia nhiệt, ảnh hưởng đến hiệu suất và tuổi thọ của lò. Hãy giữ không gian xung quanh lò thông thoáng.
Sai lầm 3: Sử dụng hộp chứa bằng nhựa
Chỉ sử dụng hộp đựng thực phẩm có nhãn “sử dụng được trong lò vi sóng”. Các hóa chất trong hộp nhựa thông thường có thể thôi nhiễm vào thức ăn, gây ra các vấn đề sức khỏe. Chọn hộp đựng bằng thủy tinh hoặc đồ gốm sứ để đảm bảo an toàn và tăng cảm giác ngon miệng.
Sai lầm 4: Đun sôi nước quá lâu
Đun sôi một lượng nước ít trong lò vi sóng có thể gây ra hiện tượng quá nhiệt, dẫn đến nguy cơ bỏng nghiêm trọng. Để đảm bảo an toàn, tránh đun sôi nước trong lò vi sóng. Nếu cần, hãy sử dụng thìa gỗ để giảm nhiệt độ chất lỏng và để mặt tránh xa khi lấy nước ra.
Sai lầm 5: Không vệ sinh lò thường xuyên
Thức ăn thừa và bụi bẩn tích tụ trong lò vi sóng có thể gây ra sự phát triển của vi khuẩn và làm giảm hiệu suất của lò. Vệ sinh lò vi sóng ít nhất một lần mỗi tuần để đảm bảo an toàn và kéo dài tuổi thọ.
Sai lầm 6: Luộc trứng trong lò sai cách
Trứng có thể nổ trong lò vi sóng do sự tích tụ hơi nước. Để khắc phục, cho trứng vào bát dùng được cho lò vi sóng, đổ nước ngập trứng và thêm muối. Nấu trứng ở công suất cao trong 10 phút, sau đó chuyển sang nước lạnh để bóc vỏ dễ dàng.
Sai lầm 7: Không thay đổi công suất của lò
Thay đổi công suất của lò vi sóng cho từng loại thực phẩm sẽ giúp tiết kiệm thời gian và giữ lại giá trị dinh dưỡng. Ví dụ, sử dụng công suất thấp để rã đông thực phẩm, công suất trung bình để nấu các món hầm, và công suất cao để hâm nóng thức ăn nhanh chóng.