Nguyên nhân thiếu máu ở trẻ em
- Cơ thể không sản xuất đủ hồng cầu (ví dụ: thiếu sắt)
- Hồng cầu bị phá hủy quá nhiều (ví dụ: thiếu máu hồng cầu hình liềm)
- Mất hồng cầu do chảy máu (ví dụ: chấn thương, bệnh lý xuất huyết)
Triệu chứng thiếu máu ở trẻ em
Triệu chứng thường không rõ ràng, nhưng có thể bao gồm:
- Cáu gắt
- Đau lưỡi
- Yếu đuối
- Chóng mặt
- Thở nhanh
- Da nhợt nhạt
- Vàng da, vàng mắt
- Tim đập loạn nhịp
Nguy cơ thiếu máu ở trẻ em
1. Tác động lên thể trạng
- Thiếu năng lượng, lờ đờ
- Suy kiệt
- Chậm tăng cân, chậm phát triển
2. Tác động lên hệ thần kinh
- Nhức đầu
- Hoa mắt chóng mặt, ù tai
- Mất tập trung, học bài mau quên
- Khả năng tư duy và nhận thức suy giảm
3. Tác động lên hệ tim mạch
- Suy tim
- Rối loạn nhịp tim
- Nhồi máu cơ tim
4. Tác động lên hệ hô hấp
- Khó thở
- Thở nhanh nông
- Thở mệt gắng sức
Phòng ngừa thiếu máu ở trẻ em
1. Chẩn đoán thiếu máu
- Xét nghiệm hemoglobin và hematocrit
- Công thức máu toàn phần (CBC)
- Phết tế bào ngoại vi
2. Nhận biết yếu tố nguy cơ
- Uống sữa bò sớm
- Sinh non hoặc nhẹ cân
- Mất máu do phẫu thuật hoặc tai nạn
- Chế độ ăn thiếu chất sắt
- Bệnh lý lâu dài (nhiễm trùng, bệnh thận, bệnh gan)
- Tiền sử gia đình bị rối loạn thiếu máu
3. Ngăn ngừa thiếu máu
- Cho trẻ bú sữa mẹ nếu có thể
- Sử dụng sữa bột chứa chất sắt
- Không dùng sữa bò cho trẻ dưới 1 tuổi
- Cho trẻ ăn thức ăn giàu chất sắt
Điều trị thiếu máu ở trẻ em
Tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng, các phương pháp điều trị có thể bao gồm:
- Cấy ghép tế bào gốc
- Thay đổi chế độ ăn uống
- Phẫu thuật cắt bỏ lá lách
- Truyền máu
- Dùng chất bổ sung vitamin hoặc khoáng chất