BệnhviệnPhươngChâu.com
  1. Thói quen lành mạnh

Hướng dẫn toàn diện về sơ cứu khi bị rắn cắn

CMS-Admin

 Hướng dẫn toàn diện về sơ cứu khi bị rắn cắn

Triệu chứng khi bị rắn cắn

Rắn độc:

  • Sốt
  • Nôn
  • Co giật
  • Mờ mắt
  • Khó thở
  • Ngất xỉu
  • Đau đầu
  • Tiêu chảy
  • Buồn nôn
  • Khát nước
  • Chóng mặt
  • Tăng nhịp tim
  • Đổ mồ hôi nhiều
  • Cảm thấy yếu trong người
  • Có hai vết răng nanh trên da
  • Sưng và đau quanh vùng bị cắn
  • Tê vùng mặt, đặc biệt là ở miệng
  • Đỏ và bầm tím xung quanh vùng cắn

Rắn không độc:

  • Chảy máu
  • Đau ở nơi bị cắn
  • Ngứa gần vùng bị cắn
  • Bị sưng và đỏ gần vùng bị cắn

Cách sơ cứu khi bị rắn cắn

 Hướng dẫn toàn diện về sơ cứu khi bị rắn cắn

Bước 1: Gọi cấp cứu 115

Bước 2: Loại bỏ nguy cơ

  • Đưa người bị cắn ra xa nơi có rắn.
  • Tháo giày nếu nạn nhân bị rắn cắn ở chân.
  • Gỡ bỏ các đồ trang sức đang đeo gần vùng bị cắn.

Bước 3: Đặt nạn nhân nằm xuống

  • Đặt nạn nhân nằm xuống sao cho vết thương thấp hơn tim.

Bước 4: Băng vết thương

  • Băng vết thương bằng gạc vô trùng.
  • Không buộc vết thương quá chặt.

Bước 5: Giữ nạn nhân bình tĩnh

  • Giúp nạn nhân giữ bình tĩnh và nằm yên.
  • Mất bình tĩnh hoặc cử động nhiều có thể làm nọc độc lan nhanh hơn.

Bước 6: Ghi lại thông tin về con rắn

  • Ghi nhớ hình dáng, kích thước hoặc màu sắc của con rắn đã cắn để tả lại cho nhân viên y tế.

Cách thực hiện sơ cứu khi bị rắn cắn không đúng

 Hướng dẫn toàn diện về sơ cứu khi bị rắn cắn

Không nên:

  • Rạch vết thương
  • Hút nọc độc từ vết thương
  • Cho nạn nhân uống đồ có cồn hoặc caffeine
  • Buộc vết thương hoặc dùng đá hoặc nước chườm vết thương
  • Cho nạn nhân uống thuốc mà không có chỉ định từ nhân viên y tế

Điều trị rắn cắn tại bệnh viện

 Hướng dẫn toàn diện về sơ cứu khi bị rắn cắn

  • Điều trị các triệu chứng nguy hiểm đến tính mạng.
  • Truyền dịch tĩnh mạch và dùng thuốc để duy trì lượng máu đến các cơ quan quan trọng.
  • Tiêm huyết thanh kháng nọc rắn phù hợp với triệu chứng hiện có.
  • Theo dõi tình trạng sức khỏe sau khi dùng huyết thanh.
  • Làm sạch vết thương và loại bỏ răng nanh hoặc bụi bẩn còn sót lại.
  • Theo dõi nạn nhân trong vài giờ hoặc qua đêm.
  • Trong trường hợp hiếm gặp, có thể cần phẫu thuật để giảm sưng cơ.

Cách giảm nguy cơ bị rắn cắn

  • Tránh bắt hoặc chọc phá rắn.
  • Mang ủng, quần dày và găng tay nếu đến những nơi có thể có rắn.
  • Để rắn tự đi nếu thấy trong tự nhiên.
  • Tránh đến những nơi có thể có rắn.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.