Nguyên nhân gây rối loạn đông máu khi mang thai
- Cơ chế sinh lý: Trong thai kỳ, máu đông dễ hơn để giảm nguy cơ mất máu khi sinh nở.
- Áp lực từ thai nhi: Thai nhi phát triển đè lên các mạch máu ở khung xương chậu, làm giảm lưu lượng máu đến chân và tăng nguy cơ tắc nghẽn mạch máu.
- Ít vận động: Thiếu vận động trong thai kỳ hoặc sau sinh làm tăng nguy cơ rối loạn đông máu.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ đông máu khi mang thai hoặc sau sinh
- Tuổi mẹ trên 35, mang thai đôi hoặc sinh nhiều lần
- Có tiền sử bệnh máu khó đông hoặc gia đình có người bị đông máu
- Tình trạng sức khỏe như huyết áp cao, tiểu đường, thừa cân hoặc béo phì
- Hút thuốc hoặc tiếp xúc với khói thuốc lá
- Đi du lịch xa trong thai kỳ
- Mất nước
Dấu hiệu nhận biết rối loạn đông máu khi mang thai
Cục máu đông ở tay hoặc chân:
– Sưng
– Đau hoặc nhức
– Da ấm khi chạm vào
– Đỏ da, đặc biệt là vùng sau đầu gối
Thuyên tắc phổi (cục máu đông di chuyển đến phổi):
– Khó thở
– Đau ngực
– Ho ra máu
– Nhịp tim nhanh hoặc rối loạn
Biến chứng thai kỳ của rối loạn đông máu khi mang thai
- Cục máu đông trong nhau thai
- Đau tim
- Thai chậm tăng trưởng trong tử cung (IUGR)
- Thiểu năng nhau thai
- Sảy thai
- Thai chết lưu
- Tiền sản giật
- Thuyên tắc phổi
- Đột quỵ
Phương pháp chẩn đoán
- Siêu âm hoặc chụp cộng hưởng từ MRI
- Xét nghiệm máu
Điều trị rối loạn đông máu khi mang thai
- Thuốc chống đông máu dạng tiêm (heparin trọng lượng phân tử thấp)
Phòng ngừa nguy cơ đông máu trong thai kỳ
- Nhận biết sớm các triệu chứng
- Thông báo cho bác sĩ nếu có nguy cơ cao
- Vận động nhiều trong thai kỳ
- Uống nhiều nước
- Mặc quần áo rộng rãi
- Tuân thủ hướng dẫn điều trị nếu bị rối loạn đông máu