Triệu chứng của hạ đường huyết khi mang thai
- Chóng mặt
- Mờ mắt
- Mất cân bằng
- Run rẩy
- Đổ mồ hôi
- Mặt tái nhợt
- Mệt mỏi, ủ rũ
- Cơ thể yếu ớt, kiệt sức
- Đau đầu
- Khó thở
- Tim đập nhanh
- Cảm thấy đói bụng
- Cảm thấy lo lắng hoặc cáu kỉnh
- Ngứa ran hoặc tê ở tay, môi hoặc lưỡi
- Khó tập trung, khó suy nghĩ
- Đổ mồ hôi đêm lạnh
- Thường gặp ác mộng
- Khó thức dậy vào buổi sáng
Nguyên nhân gây hạ đường huyết khi mang thai
- Sử dụng thuốc insulin quá liều
- Nhịn ăn, không ăn đúng bữa, bỏ lỡ một bữa ăn/bữa ăn nhẹ
- Ăn uống không đủ chất hoặc ăn kiêng không đúng cách
- Không ăn đủ carbohydrate để tiêm insulin
- Tập thể dục quá sức, không có kế hoạch khoa học
- Uống quá nhiều rượu bia hoặc uống rượu bia mà không ăn
- Có các vấn đề về sức khỏe như viêm gan cấp tính, suy nội tạng, thiếu hụt enzym, khối u tụy…
Biến chứng khi bà bầu bị tụt đường huyết
Đối với mẹ bầu:
– Giảm glucose thần kinh
– U insulin tuyến tụy
– Sốt rét ác tính
– Hội chứng HELLP
– Bệnh gan tối cấp nghiêm trọng
– Thiếu hụt ACTH và/hoặc hormone tăng trưởng
Đối với thai nhi:
– Hạ đường huyết và hạ insulin trong máu của thai nhi
– Phát triển kém
– Các bất thường về tinh thần hoặc thể chất
– Tử vong nếu không được điều trị nhanh chóng
Cách xử lý hạ đường huyết khi mang thai
- Ngồi xuống và nghỉ ngơi
- Kiểm tra lượng đường trong máu bằng máy thử đường nhanh
- Ăn hoặc uống ngay một ít thực phẩm có chứa carbohydrate và có hàm lượng calo cao, nhanh nhất là đồ ngọt
- Uống một ly nhỏ nước ép trái cây nguyên chất
- Kêu gọi sự trợ giúp của người thân hoặc nhân viên y tế ngay khi có thể
- Đến bệnh viện ngay nếu mẹ bầu bất tỉnh hoặc không thể ăn uống gì
Lưu ý khi mẹ bầu bị hạ đường huyết
- Tuân thủ một chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ chất
- Tập thể dục vừa sức, an toàn và hiệu quả
- Điều chỉnh chế độ ngủ nghỉ hợp lý
- Hạn chế căng thẳng, bực tức
- Theo dõi đường huyết thường xuyên
- Mang theo thức ăn có đường khi bị đái tháo đường hoặc tiểu đường thai kỳ hoặc có tiền sử hạ đường huyết khi mang thai