Lo lắng quá mức
Lo lắng quá mức là dấu hiệu chính của rối loạn lo âu. Nó biểu hiện dưới dạng lo lắng dai dẳng về các sự kiện lớn nhỏ trong cuộc sống, kéo dài hơn sáu tháng. Lo lắng quá mức có thể cản trở các hoạt động hàng ngày và gây ra mệt mỏi.
Suy nghĩ quá nhiều
Suy nghĩ liên tục về công việc, tài chính và các vấn đề khác trong thời gian dài cho thấy căng thẳng đang kiểm soát cuộc sống. Suy nghĩ quá nhiều có thể dẫn đến các vấn đề về tâm lý và thể chất.
Các vấn đề về giấc ngủ
Mất ngủ không liên quan đến các vấn đề sức khỏe khác có thể là dấu hiệu của rối loạn lo âu. Khi bị rối loạn lo âu, bạn có thể cảm thấy lo lắng vào mỗi đêm và khó ngủ.
Sợ hãi
Mọi người đều sợ một điều gì đó, nhưng nỗi sợ quá lớn và ám ảnh có thể là dấu hiệu của chứng ám ảnh sợ hãi hoặc rối loạn lo âu. Khó phát hiện ra nỗi sợ này vì mọi người thường chỉ nhận ra khi phải đối mặt với nó.
Căng cơ
Căng cơ liên tục trên khắp cơ thể thường đi kèm với rối loạn lo âu. Triệu chứng này dai dẳng và có thể khiến người mắc ngừng nhận thấy nó sau một thời gian. Tập thể dục có thể giúp kiểm soát căng cơ, nhưng chấn thương hoặc gián đoạn lịch tập có thể làm trầm trọng thêm tình trạng lo lắng.
Bệnh về đường tiêu hóa
Lo lắng có thể bắt nguồn từ tâm trí nhưng lại ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Hội chứng ruột kích thích (IBS), đau dạ dày, đầy hơi, táo bón hoặc tiêu chảy có thể là những vấn đề về tiêu hóa liên quan đến rối loạn lo âu. Lo lắng và các vấn đề về tiêu hóa có thể ảnh hưởng lẫn nhau.
Sợ hãi xã hội
Lo lắng khi được chú ý là bình thường, nhưng nếu nỗi sợ trở nên quá lớn và không thể giảm bớt thông qua luyện tập, bạn có thể mắc chứng rối loạn lo âu xã hội. Những người mắc chứng này có xu hướng lo lắng trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần trước khi phải đứng trước đám đông.
Hoảng loạn
Cơn hoảng loạn gây ra cảm giác sợ hãi và bất lực đột ngột, kéo dài trong vài phút. Các triệu chứng bao gồm khó thở, tim đập nhanh, đổ mồ hôi, chóng mặt, đau ngực và buồn nôn. Không phải tất cả những người bị cơn hoảng loạn đều mắc chứng rối loạn lo âu, nhưng nếu gặp chúng thường xuyên, bạn có thể mắc chứng rối loạn hoảng sợ.
Hồi tưởng
Hồi tưởng về những sự kiện đau buồn có thể là dấu hiệu của chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD). Một số người mắc chứng lo âu cũng có những hồi tưởng như PTSD, chẳng hạn như bị chế giễu, trách móc hoặc nói xấu.
Cầu toàn
Những người bị ám ảnh với sự hoàn hảo thường mắc chứng rối loạn lo âu. Họ liên tục phán đoán bản thân và lo lắng về những sai lầm có thể xảy ra. Cầu toàn đặc biệt phổ biến trong chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD).
Nghi ngờ bản thân
Nghi ngờ bản thân là một đặc điểm phổ biến của chứng rối loạn lo âu. Người mắc chứng này thường xoay quanh những câu hỏi như “Tôi có làm được hay không?”, “Nếu tôi là gay thì sao?”, “Tôi có yêu chồng nhiều như anh ấy yêu tôi không?”.
Mất kiên nhẫn
Không thể kiên nhẫn hoặc tha thứ cho người khác là một triệu chứng phổ biến của rối loạn lo âu. Người mắc chứng này có thể trở nên nóng nảy và dễ nổi giận.
Cân nặng giảm sút
Sự thay đổi trong khẩu vị ăn uống có thể là dấu hiệu của rối loạn lo âu. Căng thẳng có thể làm chậm quá trình trao đổi chất và gây ra tăng hoặc giảm cân.
Đứng ngồi không yên
Không thể ngồi yên một chỗ là dấu hiệu rõ ràng của căng thẳng và rối loạn lo âu. Người mắc chứng này có thể nói nhiều, liên tục vò đầu bứt tai, xoa tay, đi đi lại lại hoặc đầu óc rối bời bởi rất nhiều suy nghĩ.