Triệu chứng bệnh Alpha Thalassemia
Alpha Thalassemia nhẹ (Người lành mang gen bệnh):
– Ít hoặc không có triệu chứng
– Thiếu máu nhẹ đôi khi có thể xảy ra
Alpha Thalassemia vừa đến nặng (Bệnh Hemoglobin H):
– Da nhợt nhạt, bơ phờ
– Kém ăn
– Nước tiểu sẫm màu
– Tăng trưởng chậm, dậy thì muộn
– Vàng da, vàng mắt
– Loét chân
– Phì đại tim, gan hoặc lá lách
– Các vấn đề về xương
Triệu chứng bệnh Beta Thalassemia
Beta Thalassemia nhẹ:
– Ít hoặc không có triệu chứng
Beta Thalassemia vừa:
– Thiếu máu từ trung bình đến nặng
– Mệt mỏi dữ dội
– Da nhợt nhạt
– Tăng trưởng chậm
– Xương yếu
– Lá lách to
Beta Thalassemia nặng:
– Thiếu máu nghiêm trọng
– Da nhợt nhạt
– Quấy khóc
– Chán ăn
– Nhiễm trùng thường xuyên
– Tăng trưởng chậm, bụng to, vàng da
– Lá lách, gan và tim to
– Xương mỏng, giòn và biến dạng
Các triệu chứng khác của bệnh Tan máu bẩm sinh thể nặng
- Chậm phát triển
- Sỏi mật
- Đau bụng
- Vàng da
- Bất thường về sự phát triển của xương
- Loãng xương
- Giảm khả năng sinh sản
Phương pháp điều trị
- Truyền máu để cải thiện tình trạng thiếu máu
- Liệu pháp thải sắt để loại bỏ sắt dư thừa
- Cấy ghép tế bào gốc hoặc tủy xương để chữa khỏi bệnh
- Điều trị các vấn đề khác như dậy thì muộn, nhiễm trùng và loãng xương
Đối phó với bệnh Tan máu bẩm sinh
- Thực hiện lối sống lành mạnh
- Tuân thủ chỉ định thuốc và kiểm tra sức khỏe thường xuyên
- Tư vấn bác sĩ trước khi mang thai
- Sử dụng biện pháp tránh thai an toàn nếu không có kế hoạch sinh con
- Thông báo cho bác sĩ về tình trạng bệnh trước khi gây mê toàn thân