Nguyên nhân hình thành cục máu đông
Cục máu đông thường hình thành do lối sống ít vận động. Các yếu tố nguy cơ khác bao gồm:
- Phẫu thuật gần đây
- Tuổi từ 65 trở lên
- Sử dụng thuốc tránh thai hoặc liệu pháp tránh thai liên quan đến hormone
- Ung thư
- Gãy xương (xương hông, xương chậu hoặc chân)
- Béo phì
- Đột quỵ hoặc liệt
- Bệnh giãn tĩnh mạch
- Vấn đề về tim
- Tiền sử cục máu đông
- Tiền sử gia đình có người bị huyết khối
- Đi tàu, xe, máy bay hơn 1 giờ
Dấu hiệu nhận biết cục máu đông
Vị trí hình thành cục máu đông sẽ ảnh hưởng đến các triệu chứng biểu hiện:
Cục máu đông ở chân, tay:
- Sưng ở vị trí cục máu đông hoặc toàn bộ chi
- Thay đổi màu sắc (đỏ hoặc xanh)
- Đau từ âm ỉ đến dữ dội
- Khó thở (nếu cục máu đông di chuyển đến phổi)
- Chuột rút ở chân (nếu cục máu đông ở bắp chân hoặc bàn chân)
Cục máu đông ở tim:
- Đau ngực và cánh tay
- Đổ mồ hôi
- Khó thở
Cục máu đông di chuyển đến phổi:
- Khó thở
- Đau ngực
- Ho
- Đổ mồ hôi
- Chóng mặt
Cục máu đông ở não:
- Vấn đề về tầm nhìn hoặc giọng nói
- Động kinh
- Yếu ớt, mệt mỏi
Cục máu đông ở ruột:
- Buồn nôn hoặc nôn mửa
- Đau bụng dữ dội, nặng hơn sau khi ăn
- Tiêu chảy
- Phân có máu
- Đầy hơi
Cục máu đông ở thận:
- Đau một bên bụng, chân hoặc đùi
- Có máu trong nước tiểu
- Sốt
- Buồn nôn, nôn mửa
- Huyết áp cao
- Đột ngột sưng chân nghiêm trọng
- Khó thở
Phòng ngừa cục máu đông
Để ngăn ngừa sự hình thành cục máu đông, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau:
- Mặc quần áo rộng rãi
- Nâng chân cao hơn tim khoảng 15 cm
- Mang vớ y khoa
- Thực hiện các bài tập theo hướng dẫn của bác sĩ
- Thay đổi vị trí thường xuyên, đặc biệt là trong những chuyến đi dài
- Không đứng hoặc ngồi liên tục quá 1 giờ
- Ăn ít muối
- Tránh va đập hoặc làm tổn thương chân
- Điều chỉnh phần cuối giường cao lên khoảng 10–15 cm