1. Chườm nóng lạnh
Chườm nóng hoặc lạnh có thể giúp giảm đau và sưng do viêm khớp.
– Chườm lạnh: Giảm sưng cho khớp gối bị đau.
– Chườm nóng: Giảm cảm giác cứng khớp sau khi giảm sưng.
2. Tập thể dục
Tập thể dục có thể giúp cải thiện tính linh hoạt của khớp gối và giảm đau.
– Đạp xe
– Bơi lội
– Thái cực quyền
– Đi bộ
– Yoga
3. Giảm cân
Thừa cân có thể gây áp lực lên các khớp gối, làm trầm trọng thêm các triệu chứng.
– Ăn các khẩu phần ăn nhỏ hơn.
– Tập thể dục nhiều hơn.
– Hạn chế thực phẩm chế biến, nhiều tinh bột, dầu mỡ và đường.
4. Bổ sung các hoạt chất bảo vệ khớp
Glucosamine sulfate có thể giúp kiểm soát triệu chứng và trì hoãn tiến triển của thoái hóa khớp gối.
5. Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý
- Thực phẩm giàu vitamin C: Trái cây, rau xanh.
- Thực phẩm tăng chất nhờn cho khớp: Đậu bắp, mướp.
- Axit béo omega-3: Cá, dầu cá.
- Chất béo tốt: Hạt, quả bơ, dầu ô liu, dầu dừa.
- Canxi, vitamin D: Sữa, các sản phẩm từ sữa.
- Protein: Thịt nạc, thịt gà.
- Gia vị chống viêm: Tỏi, gừng, nghệ, hạt tiêu.
6. Mát-xa
Mát-xa giúp thư giãn cơ bắp quanh khớp, giảm đau và cứng khớp.
7. Ngủ đủ giấc
Ngủ đủ giấc giúp cải thiện sức khỏe tổng thể và giảm đau viêm khớp.
8. Đeo băng nẹp
Băng nẹp đầu gối có thể giúp ổn định khớp, giảm đau và hỗ trợ phục hồi chức năng.
9. Châm cứu
Châm cứu có thể giúp giảm đau và cải thiện chức năng khớp, nhưng không phù hợp với tất cả mọi người.