Nâng Chân Mày Là Gì?
Nâng chân mày là thủ thuật thẩm mỹ nhằm nâng cao vùng chân mày, khắc phục tình trạng chảy xệ, lão hóa ở vùng trên mắt. Bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ phần da thừa, mỡ thừa ở vùng chân mày, trán và tái định vị các cơ, mô để trẻ hóa khuôn mặt.
Đối Tượng Nên Nâng Chân Mày
Phương pháp nâng chân mày phù hợp với những đối tượng:
– Có dấu hiệu lão hóa da vùng trên mắt, da chùng, mỡ thừa ở chân mày và trán
– Cung chân mày chảy xệ hoặc không cân đối
– Sụp mí gây cản trở tầm nhìn
– Mắt có nhiều nếp nhăn vùng đuôi mắt
– Mong muốn nâng chân mày để giúp mắt to hơn hoặc gương mặt hài hòa hơn
Thận Trọng Trước Khi Nâng Chân Mày
Mặc dù không quá phức tạp, nâng chân mày vẫn có thể gây ra một số tác dụng phụ:
– Sưng và bầm tím
– Sẹo
– Thay đổi cảm giác da
– Vị trí chân mày bất đối xứng
– Vấn đề về tóc
– Chảy máu, nhiễm trùng
Quy Trình Nâng Chân Mày
Chuẩn Bị Trước Phẫu Thuật
- Thăm khám và tư vấn với bác sĩ
- Ngưng hút thuốc
- Tránh một số loại thuốc
- Nhờ người thân giúp đỡ trong quá trình phục hồi
Quá Trình Nâng Chân Mày
- Gây tê hoặc gây mê
- Rạch một đường nhỏ ở viền trên hoặc dưới chân mày (nâng cung chân mày truyền thống)
- Rạch một vết từ điểm cao nhất của trán đến đường chân tóc (nâng chân mày đường chân tóc)
- Rạch một vết trên đỉnh đầu, từ tai này đến tai kia (nâng chân mày qua đường đỉnh đầu)
- Loại bỏ da thừa, mỡ thừa và tái định vị cơ, mô
Sau Phẫu Thuật Nâng Chân Mày
- Băng lỏng ở chân mày, đầu và trán
- Đặt ống nhỏ để rút máu hoặc dịch thừa
- Ngủ nghỉ, kê cao đầu
- Chườm lạnh để giảm sưng
- Tránh chèn ép hoặc chuyển động quá mức vết rạch
Phục Hồi Sau Nâng Chân Mày
- Sưng có thể kéo dài vài tuần
- Đường rạch sẽ mờ dần theo thời gian
- Liên hệ bác sĩ ngay nếu gặp các tình trạng khó thở, đau ngực, chảy máu hoặc đau dữ dội ở vết mổ