Triệu chứng thường gặp của bệnh xương khớp ở người cao tuổi
Thoái hóa khớp:
- Đau khớp, đặc biệt khi vận động hoặc sau thời gian dài không hoạt động
- Cứng khớp vào buổi sáng hoặc sau khi không hoạt động
- Tiếng động lục khục hoặc lạo xạo khi di chuyển khớp
Viêm khớp dạng thấp:
- Đau nhiều khớp, thường đối xứng ở hai bên cơ thể
- Cứng khớp vào buổi sáng kéo dài hơn 1 tiếng
- Các triệu chứng toàn thân như mệt mỏi, sốt và sụt cân
Thiểu cơ/teo cơ:
- Đau cơ khi gắng sức
- Khó giữ thăng bằng và dễ bị té ngã
- Mệt mỏi và sụt cân bất thường
Các yếu tố gây khó khăn trong chẩn đoán và điều trị
Khó khăn trong chẩn đoán:
- Người cao tuổi thường không chia sẻ về các triệu chứng do nghĩ đó là dấu hiệu của tuổi già
- Khó khăn trong phân biệt giữa các loại bệnh xương khớp khác nhau
Khó khăn trong điều trị:
- Đặc điểm sinh lý của người cao tuổi thay đổi, ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng thuốc
- Người cao tuổi thường mắc nhiều bệnh mạn tính, khiến việc sử dụng thuốc điều trị xương khớp trở nên phức tạp
- Cơn đau do xương khớp khiến người cao tuổi sợ vận động, dẫn đến tình trạng đau nặng hơn
Biện pháp điều trị
Phương pháp không dùng thuốc:
- Tập thể dục
- Vật lý trị liệu
- Châm cứu
- Chườm nóng/chườm đá
- Dùng các dụng cụ hỗ trợ
Phương pháp dùng thuốc:
- Paracetamol
- Thuốc giảm đau kháng viêm không steroid (NSAIDs)
- Thuốc giảm đau gây nghiện opioid
- Corticosteroid dạng tiêm
Lưu ý khi dùng thuốc giảm đau cho người cao tuổi
- Người cao tuổi có nguy cơ gặp tác dụng phụ của thuốc cao hơn
- Lựa chọn thuốc phù hợp với tình trạng sức khỏe
- Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ
- Thông báo với bác sĩ nếu tình trạng không cải thiện hoặc gặp bất kỳ tác dụng phụ nào