Nguy cơ trẻ bị rắn cắn
- Việt Nam có gần 200 loài rắn, trong đó có nhiều loài rắn độc.
- Trẻ em thường dễ gặp nguy hiểm hơn do chưa ý thức được các rủi ro.
- Mùa mưa là thời điểm số nạn nhân bị rắn cắn tăng cao.
- Phụ huynh cần thận trọng nếu gia đình sống gần khu vực nhiều cây cối hoặc trẻ thích hoạt động ngoài trời.
Triệu chứng trẻ bị rắn cắn
Vết rắn cắn thông thường (không có nọc độc):
– Đau đớn và sưng tấy nhẹ.
– Không có vết răng nanh.
Vết rắn cắn có nọc độc:
– Chảy máu tại vết thương.
– Có vết răng nanh.
– Sưng tấy lan rộng.
– Đau dữ dội, ngứa ran hoặc nóng rát.
– Đổi màu vết thương.
– Có thể gây ra các triệu chứng toàn thân như khó thở, buồn nôn, sốt, tê liệt…
Hướng dẫn sơ cứu trẻ bị rắn cắn
Các bước sơ cứu:
1. Giữ bình tĩnh và trấn an trẻ.
2. Di chuyển trẻ đến nơi an toàn.
3. Cho trẻ ngồi hoặc nằm xuống và hạn chế cử động.
4. Giữ vết cắn thấp hơn tim.
5. Rửa vết thương bằng xà phòng và nước.
6. Tháo bỏ đồ trang sức và nới lỏng quần áo.
7. Quấn băng gạc để làm chậm sự lan truyền nọc độc.
8. Ghi nhớ thông tin về thời điểm bị cắn, đặc điểm của rắn và phản ứng của trẻ.
Những điều không nên làm:
– Không hút nọc độc.
– Không rạch vết thương.
– Không đuổi bắt rắn.
– Không dùng garo cầm máu.
– Không chườm đá hoặc đắp lá.
– Không cho trẻ uống thuốc hoặc đồ uống có cồn.
Xử lý sau khi sơ cứu
- Đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất hoặc gọi cấp cứu.
- Cung cấp thông tin về vết cắn cho bác sĩ.
- Làm theo hướng dẫn của bác sĩ để điều trị và theo dõi.
Phòng ngừa trẻ bị rắn cắn
- Dạy trẻ không làm phiền hoặc tấn công rắn.
- Tránh xa khu vực bụi rậm hoặc cỏ cao.
- Mang quần dài và đi giày cao cổ khi đi vào những khu vực có nguy cơ.