Nguyên nhân trẻ dễ bị nhiễm khuẩn HP và con đường lây lan
- Đối tượng có nguy cơ cao nhất là trẻ dưới 10 tuổi.
- Nguyên nhân: môi trường sống, thức ăn không vệ sinh, thói quen hôn hít, dùng chung dụng cụ ăn uống…
- Con đường lây lan: đường miệng, đường phân – miệng, qua dụng cụ y tế không vệ sinh.
Dấu hiệu trẻ bị nhiễm khuẩn HP
Trẻ sơ sinh và trẻ nhũ nhi:
– Quấy khóc liên tục
– Không chịu bú, hay bị trớ sữa
– Đau vùng thượng vị
– Phân có dấu hiệu bất thường
Trẻ em mẫu giáo và tiểu học:
– Buồn nôn, nôn
– Đầy bụng, khó tiêu
– Đau bụng dữ dội, quặn từng cơn
– Chán ăn, suy nhược, xanh xao
– Rối loạn tiêu hóa
Trẻ vị thành niên:
– Đau vùng thượng vị, đau lan sang lưng
– Khó tiêu, bụng chướng
– Nôn bất cứ lúc nào
– Hôi miệng
– Trong trường hợp nặng: nôn ra máu hoặc đi tiêu phân đen
Trẻ em bị nhiễm khuẩn HP có nguy hiểm không?
- Nhiễm khuẩn HP ở trẻ em có thể gây thiếu máu, suy nhược, chậm phát triển.
- Một số trường hợp có thể dẫn đến loét dạ dày, thủng dạ dày, xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch.
- Nguy cơ tái nhiễm sau điều trị rất cao.
Điều trị HP ở trẻ em như thế nào?
- Nếu nhiễm khuẩn HP không có triệu chứng, không cần điều trị.
- Chỉ điều trị khi trẻ có triệu chứng hoặc mắc các bệnh liên quan như loét dạ dày tá tràng, thiếu máu, viêm teo mạc dạ dày…
- Việc điều trị có thể gây hại đến hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ.
Ngăn ngừa nhiễm khuẩn HP ở trẻ nhỏ như thế nào?
- Chọn thực phẩm sạch, dùng nước sạch.
- Cho trẻ ăn chín, uống sôi.
- Không để trẻ nghịch bẩn.
- Không nhai mớm thức ăn, hạn chế hôn bé.
- Hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
- Không dùng chung đồ dùng cá nhân.
- Thường xuyên đưa bé đi khám để phát hiện và điều trị sớm các vấn đề sức khỏe.
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng diệt khuẩn.