Dấu hiệu bé sẵn sàng ăn dặm
- Ngồi thẳng đầu trên ghế cao
- Thể hiện sự thích thú với thức ăn của người lớn
- Có phản xạ nuốt khi cho ăn thức ăn lỏng
- Cân nặng gấp đôi so với lúc mới sinh (khoảng 5kg trở lên)
Những thay đổi ở bé khi bắt đầu ăn dặm
- Phân cứng hơn và có màu sắc khác nhau
- Có thể chứa các mảnh thức ăn không tiêu hóa
- Phân lỏng hoặc đầy chất nhầy là dấu hiệu của đường tiêu hóa bị kích thích
Các nhóm thực phẩm trong thực đơn ăn dặm
Rau:
– Nấu mềm, nghiền hoặc trộn với thức ăn khác
– Bao gồm bông cải xanh, đậu Hà Lan, súp lơ trắng, đậu xanh, măng tây, cà rốt, bí ngô, bắp cải, rau lá xanh
Trái cây:
– Đối với trái chín mềm: nạo nhuyễn hoặc tán nhuyễn
– Đối với trái cứng: hấp, nấu mềm hoặc bỏ phần cứng
– Bao gồm chuối, đu đủ, dưa gang, xoài, lê, táo, dâu tây, cam, việt quất, kiwi
Thực phẩm giàu tinh bột:
– Nấu chín và nghiền nhuyễn
– Có thể trộn với sữa mẹ, sữa công thức hoặc sữa bò tiệt trùng
– Bao gồm ngũ cốc, cháo
Thực phẩm cung cấp chất đạm (cho bé từ 6 tháng tuổi trở lên):
– Thịt gà, thịt bò, thịt heo
– Cá (thịt trắng, không xương)
– Trứng
– Đậu hũ
Sản phẩm bơ sữa (cho bé từ 6 tháng tuổi trở lên):
– Sữa chua nguyên chất
– Pho mát tiệt trùng
Thực đơn mẫu một ngày cho bé
Bữa sáng:
– 1/4 – 1/2 cốc ngũ cốc trộn sữa hoặc trứng nghiền
– 1/4 – 1/2 cốc trái cây (chuối, đu đủ, táo)
– 150 – 200ml sữa công thức/sữa mẹ
Bữa xế:
– 150 – 200ml sữa công thức/sữa mẹ
Bữa trưa:
– 1/4 – 1/2 cốc sữa chua hoặc thịt gà/thịt heo xay
– 1/4 – 1/2 cốc rau (cà rốt hấp, đậu Hà Lan)
– 150 – 200ml sữa công thức/sữa mẹ
Bữa xế:
– 1/4 cốc trái cây nấu chín
Bữa chiều tối:
– 1/4 cốc thịt
– 1/4 – 1/2 cốc rau
– 1/4 cốc ngũ cốc (mì ống, cháo)
– 1/4 cốc trái cây (đào, việt quất)
– 150 – 200ml sữa công thức/sữa mẹ
Trước khi đi ngủ:
– 150 – 200ml sữa công thức/sữa mẹ