Nguyên liệu cần chuẩn bị
Gạo: Chọn gạo có hạt tròn đều, còn lớp cám để nấu cháo cho bé. Có thể trộn thêm gạo nếp theo tỷ lệ 2 gạo tẻ : 1 gạo nếp.
Rau củ quả: Tuyệt đối không chọn rau củ quả đã héo úa, giập nát và có mùi lạ. Sơ chế sạch, ngâm trong nước muối.
Cá, tôm, thịt: Chọn loại tươi ngon, màu sắc tự nhiên, chạm vào thấy ráo tay, có độ đàn hồi.
Dầu ăn: Chọn dầu ăn dành riêng cho trẻ nhỏ của các thương hiệu uy tín.
Những lưu ý khi nấu cháo dinh dưỡng cho bé
- Đảm bảo cháo đủ 4 nhóm thực phẩm thiết yếu: tinh bột, rau củ quả, đạm, chất béo.
- Chuẩn bị riêng bộ dụng cụ nấu cháo cho bé để đảm bảo vệ sinh.
- Ngâm gạo và các loại hạt đậu khô trước khi nấu.
- Khuấy thường xuyên để cháo không bị cháy và thêm nước nếu cháo quá đặc.
- Tắt bếp, đậy nắp nồi cho cháo chín mềm nhừ.
- Cho bé ăn ngay khi vừa nấu để cháo được ngon, hợp vệ sinh và không mất các chất dinh dưỡng.
- Tránh để cháo ở nhiệt độ thường, nếu cần trữ cháo cho bữa sau, nên dùng dụng cụ bằng sứ hay thủy tinh có nắp đậy kín để đựng cháo và cất trữ trong tủ lạnh.
- Không nên để cháo qua ngày.
- Không dùng nước hầm xương để nấu cháo dinh dưỡng cho bé.
- Luôn cho 1 – 2 thìa cà phê dầu ăn vào bát cháo dinh dưỡng trước khi cho bé ăn.
- Nếu lỡ nấu cháo quá lỏng, có thể cho ngũ cốc, bột gạo hay khoai tây, khoai lang đã nạo nhuyễn vào để cháo có độ sánh mong muốn.
12 công thức nấu cháo dinh dưỡng cho bé
1. Cháo thịt chim bồ câu, đậu xanh
2. Cháo trứng, cà chua
3. Cháo óc heo, bí đỏ, đậu Hà Lan
4. Cháo cua, mồng tơi
5. Cháo tôm hoa thiên lý
6. Cháo cá hồi, yến mạch, đậu Hà Lan
7. Cháo thịt vịt, đậu xanh, khoai sọ
8. Cháo thịt bò, khoai tây, phô mai
9. Cháo lươn, đậu xanh, cà rốt
10. Cháo chim cút, vỏ quýt khô
11. Cháo gà, nấm rơm
12. Cháo cá lóc, rau ngót