Chuẩn bị nguyên liệu
- 500g cá thu
- 1 ít hành tỏi băm (cho bé trên 10 tháng tuổi)
- ⅔ muỗng canh dầu ăn
- 1,5 muỗng canh nước mắm cho trẻ ăn dặm
- 1 ít hạt nêm ăn dặm cho bé (dưới 1g/ngày)
Lưu ý trước khi chế biến
- Không sử dụng màu điều tạo màu cho chà bông cá thu cho trẻ dưới 1 tuổi.
Cách làm
1. Sơ chế cá thu
- Chọn cá thu cắt khúc, bỏ da.
- Rửa sạch cá thu với hỗn hợp muối và nước giấm, để yên 10 phút rồi rửa sạch lại.
- Khử mùi tanh cá thu bằng muối, dầu ăn, nước vo gạo hoặc rượu trắng.
2. Hấp chín cá thu
- Cho cá thu vào xửng hấp hoặc vỉ hấp chín.
3. Xé nhỏ cá
- Gỡ lấy phần thịt cá, loại bỏ xương và da.
- Dùng muỗng hoặc nĩa dằm nhẹ cho thịt cá tơi hơn.
4. Xào cá thu làm chà bông
- Đặt chảo chống dính lên bếp, cho dầu ăn vào.
- Phi thơm hành tỏi băm rồi vớt bỏ.
- Cho cá thu vào chảo, xào với lửa nhỏ.
- Nêm nước mắm ăn dặm, hạt nêm ăn dặm.
- Đảo đều tay 25-30 phút cho thịt cá thấm gia vị và khô hoàn toàn.
- Tắt bếp, đảo đều tay cho đến khi nguội để tránh chà bông bị cháy.
Lợi ích của chà bông cá thu cho bé ăn dặm
- Giàu axit béo omega-3, hỗ trợ sức khỏe tim mạch và não bộ.
- Cung cấp vitamin B, năng lượng cho cơ thể.
- Chứa selen, hỗ trợ chức năng các cơ quan và bảo vệ chống lại độc tố.
- Cung cấp protein, xây dựng và sửa chữa cơ bắp.
- Các khoáng chất như canxi, kali và magiê hỗ trợ tim, xương, răng và cơ bắp.
- Chứa các vitamin khác như vitamin A, D, K và E, giúp cơ thể hoạt động tốt.
Mẹo chọn cá thu tươi ngon
Cá thu tươi sống:
- Mắt cá trong và lồi nhẹ.
- Mình cá bóng láng, da nguyên vẹn.
- Ấn nhẹ vào mình cá cảm thấy chắc và đàn hồi.
Cá thu đông lạnh:
- Lớp da sáng bóng, có độ tươi và nhớt khi rửa.
- Màu sắc tươi hồng đậm hoặc đỏ tươi.
Cách bảo quản chà bông cá thu
- Bảo quản trong hũ kín nắp ở nhiệt độ phòng, nơi khô thoáng.
- Nếu bảo quản trong tủ lạnh, để trong ngăn mát.
- Chỉ mở nắp hũ khi ăn, hạn chế để chà bông tiếp xúc với không khí.
- Dùng dụng cụ khô ráo để gắp chà bông, tránh làm ướt và gây hỏng món ăn.