Các triệu chứng báo động ở trẻ em
Không phản hồi
- Không thể thức dậy hoặc trở nên thụ động bất thường
- Không phản ứng với các kích thích (ví dụ: đồ chơi yêu thích)
Khó thở
- Thở dốc, thở hổn hển, khò khè
- Có thể kèm theo ho lạ hoặc quá mức
Mất nước
- Lờ đờ, thờ ơ, cáu kỉnh
- Không đi tiểu hoặc nước tiểu sẫm màu
- Mắt ráo hoảnh khi khóc
- Da hoặc môi khô
Sốt
- Có thể là phản ứng bình thường của hệ thống miễn dịch
- Gọi bác sĩ nếu sốt:
- Trẻ sơ sinh – 3 tháng: 38°C
- Trẻ từ 3-6 tháng: 39℃
- Trẻ từ 6-24 tháng: 39℃ (kéo dài từ 24 giờ)
- Trẻ lớn hơn: 39℃ (kéo dài từ 72 giờ)
- Thanh thiếu niên: 39,5℃ (kéo dài từ 3 ngày)
Nhức đầu, chóng mặt hoặc ngất xỉu
- Sau khi va đập vào đầu:
- Nôn mửa
- Thay đổi thị lực hoặc tâm trạng
- Hay nhầm lẫn, bối rối hoặc nhạy cảm với ánh sáng, tiếng ồn
- Đau đầu dai dẳng hoặc kèm nôn mửa
- Đau đầu kèm sốt và cổ cứng đơ: cần cấp cứu ngay lập tức
Khóc mãi không dứt
- Không chịu cho ai bế
- Tiếng khóc nghe có vẻ không ổn
- Có thể kèm sốt, ngón tay, ngón chân bị quấn chặt, phát ban
Đi tiểu thường xuyên, sụt cân, khát nước và lờ đờ
- Có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường tuýp 1 hoặc rối loạn ăn uống
Tiêu chảy mãn tính và nôn mửa
- Có thể báo hiệu nhiễm trùng nghiêm trọng và mất nước
- Kiểm tra “sản phẩm” đầu ra (phân hoặc chất nôn) để tìm bất thường (máu, mật, chất nhầy)