Phẫu thuật nâng ngực
Phẫu thuật nâng ngực thường không ảnh hưởng đến khả năng cho con bú. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, việc nâng ngực để cải thiện tình trạng ngực kém phát triển hoặc phục hồi hình dạng sau phẫu thuật cắt bỏ vú có thể làm giảm lượng sữa tiết ra.
Phẫu thuật cắt bỏ vú 1 phần
Phẫu thuật cắt bỏ vú 1 phần có thể ảnh hưởng đến khả năng cho con bú nếu các ống dẫn sữa bị ảnh hưởng. Điều này có thể dẫn đến việc sản xuất sữa ít hơn hoặc khó khăn trong việc vận chuyển sữa.
Phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn vú
Phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn vú thường làm ảnh hưởng đến khả năng cho con bú do lượng tế bào vú bị cắt bỏ. Nếu cả hai bên ngực đều bị cắt bỏ, khả năng cho con bú bằng sữa mẹ sẽ không còn.
Phẫu thuật cắt bỏ khối u vú
Phẫu thuật cắt bỏ khối u vú thường không ảnh hưởng đến khả năng cho con bú trừ khi khối u nằm gần núm vú hoặc nếu xạ trị được sử dụng để loại bỏ các tế bào ung thư.
Sinh thiết vú
Sinh thiết vú thường không ảnh hưởng đến khả năng cho con bú, miễn là chúng không xâm lấn đến quầng vú hoặc núm vú.
Phẫu thuật điều trị tụt núm vú
Phẫu thuật điều trị tụt núm vú có thể ảnh hưởng đến khả năng cho con bú nếu các ống dẫn sữa bị cắt đứt. Tuy nhiên, một số phương pháp phẫu thuật khác có thể được sử dụng để đưa núm vú ra ngoài mà không làm ảnh hưởng đến khả năng cho con bú.
Xỏ khuyên ở vú
Xỏ khuyên ở núm vú thường không ảnh hưởng đến khả năng cho con bú. Tuy nhiên, khuyên vú phải được tháo ra trước khi mang thai và không nên đeo trong thời gian cho con bú.
Làm thế nào để tăng lượng sữa mẹ sau phẫu thuật vú?
- Tiếp tục cho con bú mặc dù lượng sữa ít
- Sử dụng thảo dược tăng tiết sữa
- Cho con bú sữa từ người khác
- Sử dụng máy vắt sữa thường xuyên
Lời khuyên cho các bà mẹ sau phẫu thuật vú
- Tập trung vào sức khỏe và hành vi của bé
- Bắt đầu cho con bú sớm
- Làm quen với máy hút sữa
- Thông báo cho bác sĩ về các cuộc phẫu thuật vú đã thực hiện
- Trao đổi với bác sĩ trước khi phẫu thuật về tác động đối với khả năng cho con bú