Công dụng của hoa hòe
1. Thanh nhiệt, giải độc
Hoa hòe có tính mát, thanh nhiệt, lương huyết an thần, giúp cơ thể giải độc và dễ ngủ hơn.
2. Cầm máu
Hoạt chất rutin trong hoa hòe giúp giảm tính thẩm thấu và tăng độ bền của mao mạch, từ đó giúp cầm máu hiệu quả trong các trường hợp xuất huyết như trĩ ra máu, chảy máu cam, đại tiện ra máu, rong kinh, băng huyết…
3. Tốt cho tim mạch
Hoa hòe giúp ổn định nhịp tim, tạo ra môi trường ít nhạy cảm với sự hình thành cục máu đông, phòng ngừa xơ vữa động mạch và làm hạ huyết áp cho người bị cao huyết áp.
4. Chữa mất ngủ
Hoa hòe giúp an thần và dễ ngủ hơn, đặc biệt hiệu quả đối với những người bị mất ngủ do huyết nhiệt, máu nóng.
5. Trị viêm khớp
Hoạt chất trong hoa hòe có tác dụng chống viêm mạnh, giúp giảm sưng và viêm trên mô hình động vật và bệnh nhân bị viêm khớp mạn tính.
6. Giảm cân
Hoa hòe góp phần làm giảm lượng mỡ trong máu, kiểm soát sự trao đổi chất, loại bỏ độc tố và giúp giảm hiện tượng bám dính của chất béo trong mô gan, hỗ trợ giảm cân an toàn.
Cách pha trà hoa hòe
Nguyên liệu:
- Khoảng 20 – 30g hoa hòe khô
Cách pha:
- Cho hoa vào ấm trà, tráng qua bằng nước nóng để làm sạch bụi bẩn.
- Rót nước nóng khoảng 90 – 95°C vào ấm, theo tỷ lệ 10g hoa hòe tương đương 100ml nước.
- Đợi khoảng 5 – 7 phút cho nụ hòe ngấm nước và chìm xuống dưới.
- Rót trà ra thưởng thức. Có thể châm thêm nước từ 2-3 lần nữa.
Lưu ý khi sử dụng trà hoa hòe
- Những người hay đau bụng, ăn kém, chậm tiêu, đại tiện phân lỏng, người bị thiếu máu không nên dùng.
- Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú không được tự ý sử dụng.
- Người có cơ địa huyết áp thấp không nên dùng vì có thể gây choáng và chóng mặt.
- Không nên lạm dụng hoa hòe quá mức.
- Tránh sử dụng hoa hòe kém chất lượng.
- Hoa hòe có thể tương tác với một số loại thuốc, thảo dược hoặc thực phẩm.