Tổng Quan Về Cỏ Tranh
- Tên thường gọi: Cỏ tranh
- Tên khoa học: Imperata cylindrica (L.) Raeusch.
- Họ: Lúa (Poaceae)
- Cây thân thảo, sống dai, chiều dài thân khoảng 30 – 90cm.
- Lá hẹp, dài khoảng 15 – 30cm, mép lá sắc.
- Cụm hoa là hình chùy, dài khoảng 5 – 20cm, bông màu trắng bạc có lông nhỏ dài phủ đầy.
Bộ Phận Dùng Và Thu Hái
- Bộ phận dùng: Thân rễ, khô gọi là bạch mao căn, tươi gọi là sinh mao căn.
- Thu hái vào mùa thu (khoảng tháng 10 – 11) và mùa xuân (Tháng 3- 4), lúc trời khô ráo.
- Cắt bỏ phần thân trên cổ rễ, rửa sạch đất cát, tuốt bỏ sạch bẹ, lá và rễ con, đem phơi khô.
Thành Phần Hóa Học
- Biphenyl ether cylindol
- Cylindren
- Các phenol imperanen
- Sesquiterpene
- Lignan
- Các axit hữu cơ (acid oxalic, acid malic)
- Các loại đường (saccharose, glucose, fructose, xylose)
- Các khoáng chất canxi, natri, magie, sắt, kali,…
Tác Dụng, Công Dụng
Theo Y Học Cổ Truyền
- Trừ bỏ nhiệt ẩn ở bên trong
- Tiêu huyết ứ
- Lợi tiểu
- Giải độc
Theo Y Học Hiện Đại
- Làm nhanh đông máu
- Lợi tiểu
- Ức chế vi khuẩn
Liều Dùng
- Liều dùng thông thường: 30 – 35g dược liệu tươi, 12 – 20g dược liệu khô mỗi ngày.
Một Số Bài Thuốc Có Cỏ Tranh
Lợi Tiểu
- Thái nhỏ, trộn đều 40g râu ngô, 25g xa tiền, 30g bạch mao căn, 5g hoa cúc. Pha 50g hỗn hợp này với nước sôi thành 0,75 lít để uống trong ngày.
Giải Độc, Mát Gan
- Cạo sạch vỏ 150g sinh mao căn, thêm 50g bạch anh tươi, ninh nhừ với 150g thịt heo nạc đã thái mỏng. Ngày ăn 1 lần trong liên tục 10 – 15 ngày.
Viêm Thận Cấp
- Sắc chung 50g rễ cỏ tranh tươi (sinh mao căn), 10g rau má, 15g lá sen cạn, 10g râu ngô, 8g diếp cá. Lấy nước sắc thu được chia làm 3 lần uống trong ngày.
Lưu Ý Khi Sử Dụng
- Không dùng cho người thể chất hàn hoặc hư hỏa, người không mắc bệnh lý thực nhiệt.
- Không dùng cho người đang bị suy nhược cơ thể.
- Không dùng cho người có tiền sử dị ứng với dược liệu này.
- Không sử dụng trong thời kỳ mang thai và cho con bú.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
- Có thể gây ra tác dụng phụ như đau bụng, nôn mửa.