BệnhviệnPhươngChâu.com
  1. Dược liệu

Cây trinh nữ hoàng cung: Loại thảo dược quý cho sức khỏe phụ nữ

CMS-Admin

 Cây trinh nữ hoàng cung: Loại thảo dược quý cho sức khỏe phụ nữ

Tên gọi và đặc điểm

  • Tên thường gọi: Trinh nữ hoàng cung
  • Tên khác: Tỏi lơi lá rộng, tỏi Thái Lan, náng lá rộng
  • Tên khoa học: Crinum latifolium L.
  • Họ: Thủy tiên (Amaryllidaceae)

Mô tả thực vật

  • Thân hành như củ hành tây to, bẹ lá úp vào nhau thành một thân giả dài khoảng 10–15cm.
  • Nhiều lá mỏng kéo dài, hai bên mép lá lượn sóng.
  • Gân lá song song, mặt trên lõm thành rãnh, mặt dưới có một sống lá nổi rất rõ, đầu bẹ nơi sát đất có màu đỏ tím.
  • Hoa mọc thành tán dài gồm 6–18 hoa.
  • Cánh hoa màu trắng có vài điểm màu tím đỏ.
  • Từ thân hành mọc ra rất nhiều củ con có thể tách ra để trồng riêng dễ dàng.

Thành phần hóa học

 Cây trinh nữ hoàng cung: Loại thảo dược quý cho sức khỏe phụ nữ

  • Alkaloid: latisoin, beladin, crinafolin, crinafolidin, pratorin…
  • Phenolic, tannin, flavonoid, terpenoit, axit amin, saponin steroid, coumarin, chất chống oxy hóa khác.
  • Thân rễ chứa glucan A và glucan B.

Tác dụng dược lý

 Cây trinh nữ hoàng cung: Loại thảo dược quý cho sức khỏe phụ nữ

Chống ung thư

  • Dịch chiết nước có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư ở chuột, điều hòa miễn dịch.
  • Chống ung thư tuyến tiền liệt: Dịch chiết nước ở một nồng độ phù hợp giúp ức chế đáng kể sự phát triển của khối u, phục hồi chức năng miễn dịch.

Chống viêm

  • Dịch chiết nước chống viêm mạnh bằng cách ngăn ngừa kích hoạt enzym IDO và tiết neopterin do mitogen gây ra.
  • 7 dịch chiết methanol có khả năng ức chế mạnh đến trung bình đối với NF – kB – một yếu tố trung gian gây viêm.

Kháng khuẩn

  • Chiết xuất Metanol thô của lá có hoạt tính kháng E.coli mạnh, chống viêm đáng kể với tình trạng giảm trương lực và cảm ứng nhiệt.

Tác dụng khác

  • Tăng khả năng đông máu
  • Chống khối u đại thực bào ở phúc mạc
  • Tiêu huyết khối
  • Giảm đau, chống viêm
  • Tẩy giun

Công dụng trong y học cổ truyền

  • Trong dân gian, cây được dùng để chữa u xơ, ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư dạ dày, ung thư phổi, ung thư gan và chữa đau dạ dày.
  • Ở các tỉnh phía nam, cây được dùng phổ biến chữa bệnh đường tiết niệu.
  • Nó còn được khuyến khích dùng trong thời kỳ mãn kinh để giảm những cơn bốc hỏa, tăng sức khỏe tử cung, hạn chế đau bụng kinh ở phụ nữ trẻ.

Bài thuốc dân gian

1. Giảm đau khớp, chữa chấn thương, tụ máu bầm
– Hái lá tươi đem về rửa sạch, xào nóng, đắp vào khu vực cần điều trị.
– Củ (thân hành) trinh nữ hoàng cung, huyết giác, lá cối xay, dây đau xương mỗi loại 20g và quốc lão 6g. Sắc nước uống, mỗi ngày 1 thang.

2. Chữa viêm loét dạ dày, u vú
– Hái 3 lá tươi đem về rửa sạch, cắt khúc ngắn. Cho vào nồi sắc với 2 chén nước đến khi cạn còn nửa chén. Chia thuốc làm 3 phần uống sau bữa ăn chính trong ngày.
– Dùng 200g lá khô sắc uống tương tự như khi dùng lá tươi. Một liệu trình điều trị bệnh kéo dài 20–25 ngày.

3. Điều trị viêm phế quản, ho
– Lá trinh nữ hoàng cung, tang bạch bì mỗi vị 20g, ô phiến 10g và cam thảo dây 6g. Đem sắc còn 200ml nước, chia làm 3 lần uống.

4. Trị viêm họng hạt
– Kết hợp 1/3 lá trinh nữ hoàng cung tươi và 3g rễ cây dằng xay. Đem rửa và ngâm qua nước muối pha sẵn cho sạch. Khi bị viêm họng hạt lấy nhai với vài hạt muối ăn, nuốt nước từ từ cho thấm vào cổ họng, bỏ bã.

Liều dùng

  • Liều dùng của dược liệu có thể khác nhau tùy theo từng đối tượng.
  • Liều lượng dựa trên tuổi, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác.
  • Bạn hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.

Lưu ý khi sử dụng

  • Kiêng ăn rau muống, đậu xanh trong quá trình sử dụng.
  • Không tự ý dùng dược liệu này chữa bệnh mà chưa thông qua ý kiến thầy thuốc, bác sĩ.
  • Việc dùng không đúng liều lượng hoặc phối hợp sai vị có thể gây nguy hại cho sức khỏe.
  • Không nên dùng dược liệu này cho phụ nữ đang mang thai hay người đang bị suy giảm chức năng gan, thận nặng.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.