Nguyên Nhân Viêm Da Tiết Bã
Nguyên nhân chính xác của viêm da tiết bã vẫn chưa được biết rõ, nhưng các nhà nghiên cứu đã xác định được một số yếu tố có liên quan:
- Sự phát triển quá mức của nấm men Malassezia trên da
- Sản phẩm chuyển hóa của Malassezia kích hoạt phản ứng viêm da tuyến bã
- Thành phần lipid và chức năng hàng rào bảo vệ da bị ảnh hưởng
Triệu Chứng Viêm Da Tiết Bã
Triệu chứng viêm da tiết bã khác nhau ở trẻ sơ sinh và người lớn:
Trẻ sơ sinh:
– Vảy lan tỏa, dính trên da đầu
– Hồng ban màu cá hồi
– Bề mặt da có thể tróc vảy và lan xuống nách hoặc nếp bẹn
– Không ngứa
Người lớn:
– Da đầu (viêm da tiết bã nhờn ở đầu)
– Da mặt (rãnh mũi, sau tai, phần trong cung mày)
– Vùng thân trên
– Khởi phát vào mùa đông, cải thiện vào mùa hè
– Ngứa ít
– Da vùng mặt giữa thường nhờn và khô
– Mảng hồng ban khu trúc, tróc vảy hoặc vảy lan rộng khắp da đầu
– Viêm mí mắt
– Mảng hồng ban màu cá hồi, đóng vảy ở vùng nếp 2 bên mặt
– Mảng hồng ban tróc vảy dạng vòng hoặc hình cánh hoa ở vùng chân tóc và ngực trước
– Phát ban ở vùng nách, dưới ngực, nếp bẹn và các nếp sinh dục
– Viêm nang lông ở má và vùng thân trên
Cách Kiểm Soát Viêm Da Tiết Bã
Trẻ sơ sinh:
– Tắm, gội đầu bằng dầu gội dành cho trẻ em
– Thoa kem dưỡng ẩm
– Nhẹ nhàng làm sạch để loại bỏ các mảng da khô
Người lớn:
– Sử dụng dầu gội có chứa thành phần kháng nấm (ketoconazole, ciclopirox, selenium sulfide, zinc pyrithione, hắc ín, salicylic acid) 2 lần/tuần trong ít nhất 1 tháng
– Bôi kem kháng nấm (ketoconazole hoặc ciclopirox) 1 lần/ngày trong 2-4 tuần
Khi Nào Gặp Bác Sĩ
Gặp bác sĩ da liễu nếu:
- Triệu chứng không cải thiện sau 2 tuần điều trị
- Hồng ban lan rộng và kéo dài
- Xuất hiện các mảng da có mủ hoặc chảy dịch