Mất nước
Mất nước do nôn kéo dài, đổ mồ hôi nhiều, tiêu chảy, bỏng nặng, sốt cao hoặc tập thể dục quá mức có thể dẫn đến tụt huyết áp. Nhiệt độ môi trường cao cũng có thể gây mất nước.
Thiếu máu
Chảy máu vừa hoặc nặng do chấn thương, phẫu thuật hoặc bệnh lý đường tiêu hóa có thể gây thiếu máu và dẫn đến huyết áp thấp. Phình vỡ động mạch chủ cũng có thể gây chảy máu nghiêm trọng và tụt huyết áp.
Viêm tụy cấp
Viêm tụy cấp có thể gây tụt huyết áp do dịch tụy và máu rò rỉ vào khoang bụng, làm giảm thể tích máu tuần hoàn. Nếu không được điều trị kịp thời, viêm tụy cấp có thể đe dọa tính mạng.
Phản ứng Vasovagal
Phản ứng này xảy ra khi hệ thần kinh phản ứng với sợ hãi hoặc đau đớn, làm chậm nhịp tim và giãn mạch máu ở chân, dẫn đến tụt huyết áp.
Nhiễm trùng máu
Vi khuẩn hoặc nấm xâm nhập vào máu có thể gây nhiễm trùng huyết, dẫn đến tụt huyết áp đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.
Bệnh Addison
Bệnh này phá hủy tuyến thượng thận, dẫn đến thiếu hụt hormone duy trì huyết áp và chức năng tim. Người bệnh thường có các triệu chứng như giảm cân, mệt mỏi, sạm da và huyết áp thấp.
Hạ huyết áp tư thế
Tụt huyết áp khi đứng dậy đột ngột là do trọng lực làm máu dồn xuống chân, làm giảm lưu lượng máu đến não và tim. Đứng quá lâu cũng có thể gây chóng mặt, buồn nôn và ngất xỉu do tim đập chậm lại và các tĩnh mạch giãn ra.
Đi tiểu nhiều lần
Người cao tuổi hoặc những người có chức năng thận suy giảm có thể đi tiểu nhiều, dẫn đến mất dịch và tụt huyết áp.
Sốc phản vệ
Đây là phản ứng dị ứng nghiêm trọng có thể gây tụt huyết áp nghiêm trọng, nổi mề đay, khó thở và có khả năng tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Làm việc quá sức
Căng thẳng, thiếu ngủ và thức khuya kéo dài có thể dẫn đến tụt huyết áp.
Chế độ ăn uống không hợp lý
Bỏ bữa, ăn uống không điều độ và thiếu hụt dinh dưỡng có thể gây tụt huyết áp.
Thuốc
Một số loại thuốc như thuốc lợi tiểu, thuốc điều trị bệnh tim mạch, thuốc cao huyết áp và thuốc kết hợp với nitrolycerin có thể gây tụt huyết áp.