Nguyên nhân gây ung thư thận
Nguyên nhân chính xác gây ung thư thận vẫn chưa được xác định, nhưng một số yếu tố nguy cơ đã được xác định, bao gồm:
- Tuổi tác: Ung thư thận thường gặp ở những người từ 60 đến 70 tuổi.
- Giới tính: Nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao gấp đôi phụ nữ.
- Béo phì: Những người có chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 30 trở lên có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
- Hút thuốc lá: Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc ung thư thận.
- Huyết áp cao (tăng huyết áp): Những người bị huyết áp cao có nguy cơ mắc ung thư thận cao hơn.
- Tiền sử gia đình: Những người có tiền sử gia đình mắc ung thư thận có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
- Một số hội chứng di truyền: Một số hội chứng di truyền, chẳng hạn như bệnh Von Hippel-Lindau, hội chứng Birt-Hogg-Dube, bệnh xơ cứng củ, ung thư biểu mô tế bào thận nhú di truyền hoặc ung thư thận gia đình, làm tăng nguy cơ mắc ung thư thận.
- Lọc máu lâu dài: Lọc máu lâu dài để điều trị suy thận mạn tính có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư thận.
Triệu chứng của ung thư thận
Các triệu chứng của ung thư thận có thể khác nhau tùy thuộc vào giai đoạn của bệnh. Ở giai đoạn đầu, ung thư thận có thể không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Khi khối u lớn dần, các triệu chứng có thể bao gồm:
- Đi tiểu ra máu
- Đau lưng dưới hoặc một bên xương sườn dai dẳng
- Xuất hiện khối u hoặc sưng ở một bên
- Giảm cân không rõ nguyên nhân
- Sốt
- Cảm thấy rất mệt mỏi
- Sụt cân
- Chán ăn
- Huyết áp cao
- Đổ mồ hôi đêm
- Sưng tĩnh mạch trong tinh hoàn ở nam giới
- Sưng hạch ở cổ
- Đau xương
- Thiếu máu
- Tăng canxi máu
- Ho ra máu
Chẩn đoán ung thư thận
Ung thư thận thường được phát hiện ở giai đoạn đầu, khi khối u có kích thước nhỏ và khu trú trong thận. Bác sĩ sẽ chẩn đoán qua khám lâm sàng triệu chứng và một số xét nghiệm sau:
- Xét nghiệm mẫu nước tiểu: Để kiểm tra xem có máu trộn lẫn hoặc dấu hiệu của nhiễm trùng hay không.
- Xét nghiệm máu: Để đếm số lượng của từng loại tế bào máu khác nhau, cũng như xem xét các chất điện giải khác nhau trong cơ thể.
- Siêu âm: Sử dụng sóng âm tần số cao để tạo ra hình ảnh về thận nhằm kiểm tra xem bất kỳ vấn đề nào ở mô thận.
- Chụp CT: Sử dụng tia X để tạo ra một loạt hình ảnh hoặc các lát cắt bên trong cơ thể
- Chụp MRI: Sử dụng sóng vô tuyến để tạo ra hình ảnh chi tiết về thận.
- Nội soi bàng quang: Phương pháp sử dụng một ống mỏng được đưa qua niệu đạo để phát hiện ra bất kỳ vấn đề nào trong bàng quang.
- Sinh thiết: Bác sĩ sẽ đưa một cây kim vào thận để loại bỏ một mẫu mô nghi ngờ và kiểm tra dưới kính hiển vi để tìm tế bào ung thư.
- Chụp PET: Được thực hiện trong trường hợp ung thư thận đã được chẩn đoán nhằm xác định xem ung thư đã di căn chưa và mức độ đáp ứng của nó với điều trị.
Điều trị ung thư thận
Phương pháp điều trị ung thư thận phụ thuộc vào kích thước của khối u và liệu nó có di căn sang các bộ phận khác của cơ thể bạn hay không. Các phương pháp điều trị bao gồm:
- Phẫu thuật: Cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ thận tùy thuộc vào giai đoạn của bệnh. Đây là phương pháp điều trị phổ biến nhất.
- Phương pháp áp lạnh hoặc cắt bỏ bằng tần số vô tuyến: Để phá hủy các tế bào ung thư.
- Xạ trị: Sử dụng bức xạ năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào ung thư, giảm các triệu chứng bệnh, chẳng hạn như đau đớn khi ung thư thận lan đến xương hoặc não.
- Thuyên tắc mạch: Thu nhỏ khối u bằng cách ngăn chặn mạch máu chính đến thận.
- Liệu pháp miễn dịch: Sử dụng các tác nhân sinh học để ngăn chặn các tế bào ung thư phát triển và lây lan.
- Thuốc nhắm mục tiêu: Ngăn chặn một số đặc điểm giúp tế bào ung thư phát triển mạnh.
- Hóa trị: Thuốc hóa trị có thể được chỉ định nếu các phương pháp điều trị khác không hiệu quả.
Phòng ngừa ung thư thận
Vì nguyên nhân chính xác của bệnh ung thư thận là không xác định nên không có cách nào để ngăn ngừa bệnh hoàn toàn. Tuy nhiên, bạn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh bằng cách:
- Không hút thuốc
- Giữ cân nặng hợp lý
- Kiểm soát huyết áp
- Tập thể dục thường xuyên
- Có một chế độ ăn uống lành mạnh
- Ngủ đủ giấc
- Dành thời gian nghỉ ngơi để giảm stress