Thuốc mỡ kháng sinh là gì?
Thuốc mỡ kháng sinh là những chế phẩm mềm, có độ nhớt, chứa các hoạt chất kháng khuẩn hòa tan hoặc phân tán lơ lửng. Khi bôi lên da, thuốc thẩm thấu sâu, có tác dụng làm mềm da nhưng cũng có thể gây bít tắc.
Khi nào nên sử dụng thuốc mỡ kháng sinh bôi ngoài da?
Thuốc mỡ kháng sinh được bác sĩ kê đơn khi cần thiết, chẳng hạn như:
- Điều trị mụn trứng cá mủ và viêm nang lông
- Phòng ngừa nhiễm trùng vết thương hở
- Điều trị tổn thương da bị nhiễm trùng như chốc, ghẻ lở
- Là lựa chọn thứ hai cho bệnh nhân chốc lở khu trú không đáp ứng với phương pháp làm sạch và sát trùng
- Điều trị nhiễm trùng da tái phát do Staphylococcus aureus
Các loại thuốc mỡ kháng sinh theo Bộ Y tế
Theo Bộ Y tế Việt Nam, một số loại thuốc mỡ kháng sinh bôi ngoài da được chỉ định bao gồm:
- Kem hoặc thuốc mỡ kháng sinh axit fusidic 2%
- Thuốc mỡ kháng sinh neomycin
- Kem bôi chứa silver sulfadiazine 1%
- Thuốc mỡ mupirocin 2%
- Thuốc bôi ngoài da erythromycin
- Thuốc bôi ngoài da clindamycin
Cách sử dụng thuốc mỡ kháng sinh bôi ngoài da
- Làm sạch và lau khô vùng da bị tổn thương
- Rửa sạch tay
- Lấy một lượng thuốc mỡ bằng đầu ngón tay, thoa đều lên vùng da cần điều trị
- Bôi thuốc theo số lần được chỉ định
- Rửa sạch tay sau khi bôi thuốc mỡ
Lưu ý khi sử dụng thuốc mỡ kháng sinh
- Chỉ dùng bôi ngoài da và theo hướng dẫn của bác sĩ
- Không sử dụng quá nhiều thuốc, bôi thuốc thường xuyên hơn hoặc kéo dài hơn chỉ định
- Thông thường, thuốc mỡ kháng sinh được sử dụng trong 5-7 ngày, nếu trên 7 ngày phải có chỉ định trực tiếp từ bác sĩ
- Các tác dụng phụ có thể bao gồm:
- Phản ứng dị ứng (ngứa, phát ban, nóng rát)
- Tăng độ nhạy cảm của da với ánh sáng mặt trời
- Các trường hợp dị ứng nặng (hội chứng Stevens-Johnson, hội chứng Lyell)
- Không để thuốc tiếp xúc trực tiếp với mắt và miệng
- Nếu tình trạng da không cải thiện hoặc xấu đi sau vài ngày dùng thuốc, hãy tái khám ngay với bác sĩ