Nguyên Nhân Bệnh Vảy Nến
Bệnh vảy nến là một tình trạng tự miễn dịch ảnh hưởng đến da, cơ quan rộng nhất của cơ thể. Nguyên nhân gây bệnh vảy nến chưa được biết rõ, nhưng các nhà nghiên cứu đã xác định được một số yếu tố nguy cơ có thể kích hoạt hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh.
Các Yếu Tố Nguy Cơ Kích Hoạt Bệnh Vảy Nến
1. Di Truyền
Ước tính có khoảng 10% dân số mang gen làm tăng nguy cơ mắc vảy nến. Tuy nhiên, chỉ khoảng 2-3% số người mang gen này thực sự phát triển bệnh. Các biến thể di truyền này được cho là gây ra những thay đổi đến các tế bào T hoạt động. Tế bào T của hệ miễn dịch có chức năng chống lại những tác nhân gây hại tấn công từ bên ngoài như virus và vi khuẩn. Ở những người mắc vảy nến, tế bào T tấn công các tế bào da khỏe mạnh do nhầm lẫn da là cơ quan ngoại lai cần phải loại bỏ. Phản ứng của hệ miễn dịch này dẫn đến một loạt các phản ứng, bao gồm:
- Sự giãn nở của các mạch máu trong da
- Sự gia tăng các tế bào bạch cầu kích thích da sản xuất tế bào mới nhanh hơn bình thường
- Sự gia tăng các tế bào da, tế bào T và các tế bào hệ miễn dịch bổ sung
- Sự tích tụ của các tế bào da chết trên bề mặt da
- Sự phát triển của các mảng da dày, có vảy liên quan đến bệnh vảy nến.
2. Các Kích Thích Liên Quan Đến Thực Phẩm
Người có nguy cơ mắc vảy nến hay người bị bệnh này nên tránh sử dụng sữa và các chế phẩm từ sữa. Các loại thực phẩm khác cũng có thể kích hoạt bệnh vảy nến bao gồm:
- Trái cây họ cam quýt
- Thực phẩm chứa gluten
- Các loại thực phẩm nhiều chất béo như đồ ăn vặt, đồ chiên rán
3. Căng Thẳng
Căng thẳng kéo dài và vảy nến thường đi đôi với nhau. Các chuyên gia đã chỉ ra rằng, tình trạng căng thẳng quá mức hay căng thẳng bất thường có thể kích hoạt vảy nến bùng phát. Yoga và thiền rất hữu ích trong việc giảm căng thẳng.
4. Rượu Bia
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người uống bia nồng độ cồn cao có sự gia tăng nguy cơ mắc vảy nến. Nguy cơ này gia tăng khi bạn sử dụng kết hợp với 2-3 thức uống có cồn mỗi tuần.
5. Tiếp Xúc Quá Nhiều Với Ánh Nắng Mặt Trời
Ánh nắng mặt trời có thể làm giảm các triệu chứng bệnh vảy nến ở một số người, nhưng đối với một số người khác, tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời lại là nguyên nhân khiến họ bị vảy nến. Da bị cháy nắng có thể gây ra một đợt bùng phát vảy nến.
6. Béo Phì
Béo phì, thừa cân làm tăng nguy cơ mắc vảy nến, đồng thời khiến các triệu chứng của bệnh trở nên tồi tệ hơn. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc thực hiện chế độ ăn ít calorie giúp cải thiện triệu chứng bệnh.
7. Thời Tiết Lạnh, Hanh Khô
Khí hậu lạnh, hanh khô khiến độ ẩm của da bị giảm đáng kể, da trở nên khô ráp, dễ kích ứng. Đây cũng là yếu tố kích hoạt vảy nến bùng phát.
8. Hút Thuốc Lá
Thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ mắc vảy nến và cũng làm cho các triệu chứng của bệnh nặng hơn. Lưu ý là việc hút thuốc lá thụ động cũng gây những tác hại tương tự.
9. Sử Dụng Thuốc
Một số loại thuốc có thể tác động vào phản ứng tự miễn dịch của cơ thể, làm tăng nguy cơ bị bệnh vảy nến nặng. Các thuốc này bao gồm thuốc chẹn bêta (được sử dụng để điều trị bệnh cao huyết áp), thuốc steroid và thuốc chống sốt rét.
10. Nhiễm Khuẩn
Một số bệnh nhiễm trùng như viêm họng liên cầu khuẩn, nhiễm nấm (Candida albicans) và nhiễm trùng đường hô hấp trên có thể gây bùng phát bệnh vảy nến.
11. Da Bị Tổn Thương
Nếu da bị tổn thương (vết cắn, vết cắt, vết trầy xước), bạn có thể nhận thấy những triệu chứng vảy nến xuất hiện gần khu vực da bị ảnh hưởng.
12. Mắc Một Dạng Rối Loạn Tự Miễn Khác
Mắc một dạng rối loạn tự miễn như HIV hay viêm khớp dạng thấp cũng có thể là nguy cơ khiến bạn bị bệnh rối loạn tự miễn về da.
Biện Pháp Ngăn Ngừa
Mặc dù bệnh vảy nến là một tình trạng không thể chữa khỏi, nhưng bạn có thể kiểm soát các triệu chứng. Một số biện pháp ngăn ngừa hiệu quả bao gồm:
- Xác định và tránh các yếu tố kích hoạt
- Giữ ẩm cho da
- Quản lý cân nặng
- Giảm căng thẳng
- Tránh hút thuốc lá
- Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá mức
- Sử dụng các phương pháp điều trị tại nhà như tắm nước ấm, sử dụng kem dưỡng ẩm và dầu tắm yến mạch
- Làm việc chặt chẽ với bác sĩ để tìm ra phương pháp điều trị phù hợp