Triệu chứng của sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết là bệnh do virus gây ra, với các triệu chứng thường gặp như:
- Sốt cao đột ngột (39-40 độ C)
- Đau đầu, đặc biệt là đau vùng hố mắt
- Đau cơ, đau khớp
- Mệt mỏi, chán ăn
- Nổi mẩn, phát ban da
- Xuất huyết dưới da (chấm xuất huyết trên mặt trước hai cẳng chân, mặt trong cánh tay, bụng, đùi)
Giai đoạn của sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết trải qua ba giai đoạn chính:
Giai đoạn 1: Giai đoạn sốt
– Sốt cao liên tục trong 2-7 ngày
– Các triệu chứng giống với sốt do virus thông thường
Giai đoạn 2: Giai đoạn nguy hiểm
– Sốt có thể giảm hoặc vẫn còn
– Xuất huyết dưới da, chảy máu cam, chảy máu chân răng
– Biến chứng nặng hơn như chảy máu nội tạng, tràn dịch màng phổi hoặc màng bụng, xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết não
Giai đoạn 3: Giai đoạn hồi phục
– Hết sốt
– Ăn uống ngon miệng hơn
– Tiểu nhiều
– Trở về trạng thái bình thường
Thuốc điều trị sốt xuất huyết
Hiện nay, chưa có thuốc đặc trị sốt xuất huyết. Tuy nhiên, các loại thuốc sau đây được sử dụng để điều trị triệu chứng:
1. Thuốc giảm đau, hạ sốt
- Paracetamol (Acetaminophen): Giảm sốt, giảm đau
- Aspirin: Chống chỉ định sử dụng trong sốt xuất huyết vì làm tăng nguy cơ chảy máu
- Thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs): Cũng chống chỉ định sử dụng vì gây chống kết tập tiểu cầu
2. Bù nước
- Người bệnh sốt xuất huyết bị mất nước do sốt nên cần bù nước đầy đủ bằng:
- Oresol
- Nước đun sôi để nguội
- Nước trái cây
3. Kháng sinh
- Sốt xuất huyết là bệnh do virus gây ra nên không sử dụng kháng sinh
Phòng ngừa biến chứng
Để phòng ngừa biến chứng nặng của sốt xuất huyết, cần thực hiện các biện pháp sau:
- Theo dõi chặt chẽ tình trạng bệnh nhân trong giai đoạn nguy hiểm
- Cấp cứu ngay nếu có dấu hiệu sốc (bứt rứt, vật vã, tê lạnh đầu chi, hạ huyết áp) hoặc xuất huyết nặng
- Tiêm vắc-xin phòng ngừa sốt xuất huyết (nếu có)
- Diệt muỗi vằn, vệ sinh môi trường sạch sẽ