BệnhviệnPhươngChâu.com
  1. Bệnh truyền nhiễm

Sốt xuất huyết: Giai đoạn, dấu hiệu cảnh báo và cách xử trí

CMS-Admin

 Sốt xuất huyết: Giai đoạn, dấu hiệu cảnh báo và cách xử trí

Giai đoạn bệnh sốt xuất huyết

Theo Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), sốt xuất huyết có 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn sốt: Thường trong 3 ngày đầu, bệnh nhân sốt đột ngột và liên tục.
  • Giai đoạn nguy hiểm: Từ ngày 3 đến ngày 7, bệnh nhân có thể gặp các dấu hiệu cảnh báo bệnh chuyển nặng.
  • Giai đoạn hồi phục: Từ ngày 7 đến ngày 10, bệnh nhân dần hồi phục sức khỏe.

Dấu hiệu cảnh báo bệnh sốt xuất huyết sắp chuyển sang giai đoạn nặng

 Sốt xuất huyết: Giai đoạn, dấu hiệu cảnh báo và cách xử trí

Người bệnh cần lưu ý các dấu hiệu sau:

  • Cảm thấy khó chịu hơn dù đã giảm sốt hoặc hết sốt
  • Không ăn, uống được
  • Nôn ói nhiều (trên 3 lần trong vòng 1 giờ hoặc trên 4 lần trong vòng 6 giờ)
  • Đau bụng nhiều, liên tục, nhất là ở vùng dưới bờ sườn phải
  • Tay chân lạnh, ẩm
  • Mệt lả, bứt rứt
  • Xuất huyết (chảy máu mũi, miệng, âm đạo, nôn ra máu, đi tiêu ra máu, tiểu ra máu)
  • Không đi tiểu được trong hơn 6 giờ
  • Hành vi bất thường như lú lẫn, vật vã, li bì

Khi nào người bệnh sốt xuất huyết cần nhập viện?

 Sốt xuất huyết: Giai đoạn, dấu hiệu cảnh báo và cách xử trí

Người bệnh cần nhập viện ngay nếu:

  • Có một trong những dấu hiệu cảnh báo bệnh nặng hơn đã đề cập ở trên.
  • Sống một mình, không có người chăm sóc và đưa nhập viện khi bệnh trở nặng hơn.
  • Đang sinh sống xa cơ sở y tế, không thể nhập viện kịp thời khi bệnh trở nặng.
  • Gia đình không có khả năng theo dõi người bệnh sát sao.
  • Bệnh nhân thuộc các đối tượng dễ bị bệnh nặng (trẻ dưới 1 tuổi, người thừa cân – béo phì, mẹ bầu, người già trên 60 tuổi).
  • Bệnh nhân có sẵn các bệnh nền như: bệnh lý thận mạn tính, bệnh tim mạch, bệnh gan, hen phế quản, COPD, đái tháo đường, thiếu máu tan máu…

Chăm sóc và điều trị sốt xuất huyết tại nhà

 Sốt xuất huyết: Giai đoạn, dấu hiệu cảnh báo và cách xử trí

Nếu không cần nhập viện, người bệnh có thể chăm sóc và điều trị tại nhà theo hướng dẫn của nhân viên y tế, bao gồm:

  • Nghỉ ngơi hoàn toàn
  • Uống thuốc theo chỉ định
  • Tái khám theo lịch hẹn để kiểm tra số lượng tiểu cầu, dung tích hồng cầu, chức năng gan và thận.

Các địa chỉ khám và điều trị sốt xuất huyết tại miền Nam

  • Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới: 764 Đ. Võ Văn Kiệt, Phường 1, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Bệnh viện Nhân Dân 115: 527 Đ. Sư Vạn Hạnh, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Bệnh viện Nhân Dân Gia Định: 1 Nơ Trang Long, Phường 7, Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Bệnh viện Nhi Đồng 1: 341 Đ. Sư Vạn Hạnh, Phường 10, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Bệnh viện Nhi Đồng 2: 14 Lý Tự Trọng, Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố: 15 Đ. Võ Trần Chí, Tân Kiên, Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Các bệnh viện quận/ huyện
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.