Quá trình lây lan sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết do virus Dengue lây truyền qua vết đốt của muỗi vằn Aedes aegypti. Muỗi đốt người mang virus và truyền bệnh trong suốt cuộc đời. Virus cũng có thể lây truyền từ muỗi cái sang trứng và thế hệ muỗi tiếp theo. Bệnh sốt xuất huyết thường bùng phát vào mùa mưa, khi mật độ muỗi cao.
Triệu chứng sốt xuất huyết
- Sốt cao đột ngột (trên 40°C)
- Đau đầu dữ dội
- Đau cơ và đau khớp
- Đau sau hố mắt
- Xuất huyết chấm trên da, chảy máu cam, nôn ra máu, tiêu phân đen
- Đau vùng hạ sườn phải
- Gan to, mềm và đau khi ấn
Cách điều trị sốt xuất huyết
Hiện chưa có thuốc đặc trị sốt xuất huyết. Điều trị tập trung vào việc hỗ trợ triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng:
- Nghỉ ngơi, theo dõi ngoại trú và bù dịch bằng dung dịch oresol
- Hạ sốt bằng paracetamol (khi thân nhiệt dưới 38,5°C)
- Tru truyền dịch điện giải hoặc dung dịch cao phân tử để điều trị sốc và cải thiện tình trạng cô đặc máu
- Truyền máu, huyết tương hoặc tiểu cầu trong trường hợp xuất huyết nặng
Cách phòng chống sốt xuất huyết hiệu quả
1. Giữ môi trường sống sạch sẽ
- Súc rửa vật dụng chứa nước hàng tuần
- Dọn dẹp vật dụng có thể chứa nước
- Thả cá hoặc Artemia vào dụng cụ trữ nước
2. Phun thuốc diệt muỗi
- Phun thuốc diệt muỗi quanh khu vực sống, nhất là khu vực có người bệnh
3. Chủng ngừa vắc xin sốt xuất huyết
- Vắc xin sốt xuất huyết hiện chưa có ở Việt Nam
4. Theo dõi mật độ muỗi
- Theo dõi và giám sát định kỳ mật độ muỗi trong cộng đồng
5. Ngủ trong màn, mặc quần áo dài tay
- Mắc màn khi ngủ
- Mặc quần áo dài tay để tránh muỗi đốt
6. Sử dụng kem đuổi muỗi và bình xịt muỗi
- Thoa kem đuổi muỗi
- Sử dụng bình xịt muỗi để diệt trừ muỗi
Lưu ý: Đối với trường hợp sốt xuất huyết có dấu hiệu cảnh báo (sốt cao liên tục, đau hạ sườn phải nhiều hơn, nôn nhiều, xuất huyết da niêm mạc), cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện ngay để được theo dõi và điều trị kịp thời.