Nguyên nhân và cách lây truyền bệnh dại
Bệnh dại do virus rhabdovirus gây ra, lây truyền chủ yếu qua vết cắn, cào hoặc vết thương hở do vật nuôi (chó, mèo) hoặc động vật hoang dã (dơi, cáo) gây ra. Virus xâm nhập vào cơ thể qua vết thương và di chuyển dọc theo các dây thần kinh đến não.
Triệu chứng bệnh dại
Triệu chứng bệnh dại có thể chia thành ba giai đoạn:
Giai đoạn tiền triệu (2-10 ngày)
- Sốt
- Đau đầu
- Cảm thấy không khỏe
- Giảm cảm giác thèm ăn
- Nôn
- Đau, ngứa hoặc tê ở vị trí vết cắn
Giai đoạn thần kinh cấp tính
- Thể điên cuồng:
- Hiếu động
- Dễ bị kích động
- Bồn chồn
- Co giật
- Ảo giác
- Chảy quá nhiều nước bọt
- Khó nuốt
- Liệt mặt
- Sợ nước/uống (hydrophobia)
- Sợ không khí thổi vào mặt/gió lùa (chứng sợ khí)
- Mê sảng
- Thể liệt:
- Sốt
- Đau đầu
- Cứng cổ
- Suy nhược, đặc biệt là bắt đầu từ phần cơ thể có vết thương
- Cảm giác ngứa ran, châm chích hoặc những cảm giác kỳ lạ khác bại liệt.
- Hôn mê
Giai đoạn hôn mê và tử vong
Trong giai đoạn cuối, bệnh nhân thường rơi vào tình trạng hôn mê và tử vong do ngừng tim – hô hấp.
Cách xử trí khi có nguy cơ nhiễm virus bệnh dại
Khi bị chó mèo cắn và nghi có tiếp xúc với virus gây bệnh dại, cần:
- Rửa vết thương ngay lập tức và kỹ lưỡng bằng xà phòng và nước, chất tẩy rửa, povidone iodine hoặc các chất khác có tác dụng loại bỏ và tiêu diệt virus gây bệnh dại.
- Đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn về việc chủng ngừa bệnh dại.
- Tiêm Globulin miễn dịch phòng bệnh dại (RIG) để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm virus.
- Tiêm vaccine phòng bệnh dại để giúp cơ thể học cách xác định và chống lại virus gây bệnh dại.
- Tiêm vaccine phòng bệnh uốn ván nếu vết thương nghiêm trọng và chưa chủng ngừa bệnh uốn ván trong vòng 5 năm.
Cách phòng ngừa bệnh dại
Loại bỏ bệnh dại ở chó, mèo, vật nuôi
- Tiêm vaccine phòng bệnh dại cho vật nuôi định kỳ hằng năm.
- Giữ vật nuôi trong tầm kiểm soát, không thả rông.
- Giáo dục hành vi của chó và phòng chống chó cắn cho cả trẻ em và người lớn.
- Bảo vệ vật nuôi nhỏ khỏi sự tấn công của chó mèo lạ hay động vật hoang dã.
Phòng ngừa cho cá nhân và cộng đồng
- Tiêm phòng cho thú cưng đầy đủ và đúng lịch.
- Đi khám ngay nếu bị chó dại, động vật cắn.
- Giữ thú cưng trong nhà khi ở nhà và được giám sát khi ra ngoài.
- Báo cáo cho chính quyền địa phương nếu thấy động vật hoang hay động vật có biểu hiện của bệnh dại.
- Không tiếp cận động vật hoang dã.
- Tiêm vaccine phòng bệnh dại thường xuyên và đúng lịch nếu có nguy cơ cao tiếp xúc với bệnh dại.