Nguyên nhân gây nhiễm trùng tai
- Vi khuẩn (Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae)
- Vi-rút
- Viêm mũi họng
- Viêm xoang
- Viêm tổ chức lympho ở vòm và quanh vòi
- Dị ứng mũi
- Khói thuốc lá
- Nhiều chất nhầy mũi đặc
- Thay đổi áp suất khí quyển đột ngột
Yếu tố nguy cơ
- Trẻ em
- Sinh non, thiếu cân, suy dinh dưỡng
- Dị tật hở hàm ếch
- Thường bú bình hoặc dùng núm vú giả
- Đi nhà trẻ nhưng thiếu sự chăm sóc
- Ô nhiễm môi trường
- Thay đổi về nhiệt độ và độ ẩm
- Thay đổi độ cao
Triệu chứng
Người lớn:
– Đau nhẹ trong tai
– Cảm giác nặng tai, ù tai
– Chảy dịch tai nhầy mủ (khi màng nhĩ bị thủng)
– Giảm khả năng nghe
Trẻ em:
– Đau tai, kéo hoặc phẩy tai
– Khó chịu, bồn chồn, quấy khóc
– Chán ăn, bỏ bú
– Ngủ không yên giấc
– Kém phản ứng với âm thanh
– Sốt
– Tai chảy dịch nhầy mủ
Chẩn đoán
- Tiền sử bệnh và triệu chứng
- Đèn soi tai hoặc nội soi
- Bơm khí
- Đo nhĩ lượng đồ, đo phản xạ
- Kiểm tra thính lực
- Xét nghiệm máu
- Cấy mủ tai
- Chụp CT-scan (nếu nghi ngờ biến chứng não)
Điều trị
Giảm viêm, giảm đau:
– Thuốc giảm đau
– Hạ sốt
– Vệ sinh mũi họng
Kháng sinh:
– Chỉ dùng khi có nguy cơ hoặc bằng chứng nhiễm vi khuẩn
– Có thể dùng tại chỗ hoặc toàn thân
Loại bỏ dịch trong tai:
– Chích rạch màng nhĩ để dẫn lưu
– Đặt ống thông vào màng nhĩ
Phòng ngừa
- Rửa tay thường xuyên
- Tránh khu vực đông người
- Hạn chế dùng núm vú giả ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
- Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu
- Tránh môi trường ô nhiễm và khói thuốc lá
- Tiêm chủng đầy đủ