Khi nào cần sử dụng thuốc nhỏ tai?
Thuốc nhỏ tai được sử dụng để điều trị các tình trạng về tai, bao gồm:
- Nhiễm trùng tai trong (viêm tai giữa)
- Nhiễm trùng tai ngoài (thường gặp ở vận động viên bơi lội)
- Đau tai
- Nút ráy tai
- Ngứa tai
- Ù tai
- Dẫn lưu tai
Chống chỉ định khi sử dụng thuốc nhỏ tai
Không nên sử dụng thuốc nhỏ tai nếu bạn nghi ngờ bị thủng màng nhĩ, có các triệu chứng như:
- Đau tai
- Giảm thính lực
- Ù tai
- Chảy nước tai
- Chóng mặt
Hướng dẫn cách nhỏ thuốc vào tai
Lưu ý trước khi nhỏ thuốc vào tai:
- Rửa tay sạch bằng xà phòng và nước.
- Chuẩn bị giấy hoặc khăn để lau các giọt thuốc thừa chảy ra khỏi tai.
Cách nhỏ thuốc vào tai chi tiết từng bước:
Bước 1: Chuẩn bị
– Đặt chai thuốc nhỏ tai trong lòng bàn tay trong 1-2 phút để làm ấm dung dịch.
– Tháo nắp chai và đặt trên bề mặt sạch.
– Kiểm tra ống nhỏ giọt (nếu có) để đảm bảo sạch sẽ và không bị nứt hoặc sứt mẻ.
Bước 2: Vị trí
– Nằm nghiêng bên trái/phải sao cho tai cần điều trị hướng lên trên.
– Nếu tự nhỏ tai, bạn có thể ngồi hoặc đứng thẳng và nghiêng đầu sang một bên.
Bước 3: Kéo tai
– Đối với người lớn, nhẹ nhàng kéo tai lên trên và hướng ra sau.
– Đối với trẻ em, nhẹ nhàng kéo tai thấp xuống và ra sau.
Bước 4: Nhỏ thuốc
– Hút thuốc vào ống nhỏ giọt hoặc dùng đầu nhỏ giọt của chai.
– Nhỏ chính xác số giọt thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ hoặc nhãn trên chai.
Bước 5: Giữ đầu nghiêng
– Giữ đầu nghiêng khoảng 2-5 phút để các giọt thuốc đi sâu vào tai.
Bước 6: Lau sạch
– Lau sạch bất kỳ giọt thuốc nào chảy ra ngoài bằng khăn giấy hoặc vải sạch.
Bước 7: Vệ sinh
– Đậy nắp chai lại.
– Rửa tay sạch khỏi thuốc dính trên tay.
Những lưu ý khi dùng thuốc nhỏ tai
- Không sử dụng ống nhỏ giọt bị nứt, sứt mẻ hoặc bẩn.
- Không để đầu ống nhỏ chạm vào tai, ngón tay hoặc bất kỳ bề mặt khác.
- Không làm ấm dung dịch nhỏ tai bằng nước nóng.
- Không dùng chung thuốc nhỏ tai với bất cứ ai khác.
- Kiểm tra ngày hết hạn của thuốc nhỏ tai và vứt bỏ khi hết hạn.
Khi nào nên liên hệ với bác sĩ?
Nếu bạn gặp phải các triệu chứng sau khi sử dụng thuốc nhỏ tai, hãy liên hệ với bác sĩ ngay:
- Đau tai (mà trước đây không có)
- Đỏ và sưng quanh vành tai
- Phản ứng dị ứng như phát ban, chóng mặt, khó thở
- Mất thính lực hoặc ù tai