Định nghĩa
- Viêm phổi: Là tình trạng nhiễm trùng nhu mô phổi, có thể do vi khuẩn, vi-rút hoặc các tác nhân khác gây ra.
- Lao phổi: Là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lao (Mycobacterium tuberculosis) gây nên, thường ảnh hưởng đến phổi.
Nguyên nhân gây bệnh
- Viêm phổi: Vi khuẩn (Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae), vi-rút (cúm, SARS-CoV-2), vi khuẩn gram âm (Pseudomonas aeruginosa, E. coli).
- Lao phổi: Chỉ do vi khuẩn lao (Mycobacterium tuberculosis).
Yếu tố nguy cơ
Viêm phổi:
– Mùa đông, thời tiết lạnh
– Tuổi cao, nghiện rượu, suy giảm miễn dịch
– Chấn thương sọ não, hôn mê, nằm viện lâu
– Sử dụng kháng sinh kéo dài, giãn phế quản
Lao phổi:
– Nhiễm HIV, sử dụng chất gây nghiện
– Điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp hoặc Crohn
– Cấy ghép nội tạng, bệnh thận nặng
– Tiểu đường, suy dinh dưỡng
– Sử dụng corticoid kéo dài
Triệu chứng
Viêm phổi:
– Sốt cao, rét run
– Ho, khạc đờm
– Đờm có thể có màu rỉ sắt
– Khó thở, thở nhanh
– Đau ngực khi hít vào
Lao phổi:
– Sốt nhẹ về chiều
– Ra mồ hôi đêm, chán ăn, sụt cân
– Ho, khạc đờm, ho ra máu
– Khó thở, đau ngực
Chẩn đoán
Viêm phổi:
– Công thức máu, tốc độ lắng máu, CRP, procalcitonin
– X-quang phổi
Lao phổi:
– Nhuộm soi đờm trực tiếp tìm AFB
– Xét nghiệm Xpert MTB/RIF
– Nuôi cấy tìm vi khuẩn lao
– X-quang phổi
Điều trị
Viêm phổi:
– Kháng sinh phù hợp với tác nhân gây bệnh
– Hỗ trợ hô hấp (nếu cần)
Lao phổi:
– Phác đồ điều trị kháng lao kéo dài
– Hỗ trợ dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe tổng quát
Chăm sóc và phòng ngừa
Viêm phổi:
– Giữ ấm, tránh tiếp xúc với chất kích thích
– Tiêm phòng cúm, phế cầu
– Cai thuốc lá
Lao phổi:
– Sử dụng thuốc theo toa bác sĩ
– Che miệng khi ho, hắt hơi
– Tự cách ly, thông gió phòng
– Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Nếu nghi ngờ mắc bệnh lao
- Đến trung tâm y tế ngay lập tức để thăm khám
- Ngừng sử dụng thuốc lá, chất kích thích
- Chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung dinh dưỡng