BệnhviệnPhươngChâu.com
  1. Bệnh hô hấp

Bệnh Lao Phổi: Khả Năng Lây Lan và Phương Pháp Phòng Ngừa

CMS-Admin

 Bệnh Lao Phổi: Khả Năng Lây Lan và Phương Pháp Phòng Ngừa

Lao Phổi Là Gì?

Lao phổi là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra. Vi khuẩn này thường tấn công phổi nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể. Trong một số trường hợp, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể nhưng không gây ra bất kỳ triệu chứng nào, được gọi là lao tiềm ẩn. Đối với lao tiềm ẩn, bệnh nhân thường không biết mình đang bị bệnh. Tuy nhiên, tình trạng nhiễm vi khuẩn lao phổi cũng có thể bắt đầu gây ra các triệu chứng sau vài tuần, vài tháng hoặc thậm chí vài năm, được gọi là lao hoạt động.

Bệnh Lao Phổi Có Dễ Lây Không?

 Bệnh Lao Phổi: Khả Năng Lây Lan và Phương Pháp Phòng Ngừa

Bệnh lao phổi dễ dàng lây lan từ người bệnh sang người khỏe mạnh thông qua đường hô hấp. Khi người bị lao phổi ho, hắt hơi, nói chuyện, cười hoặc hát có thể làm phát tán các giọt bắn chứa vi khuẩn lao vào không khí. Người bình thường nếu ở gần, tiếp xúc hoặc hít phải những giọt bắn này có nguy cơ khiến vi khuẩn xâm nhập vào hệ hô hấp và dễ bị nhiễm bệnh.

Những Người Có Nguy Cơ Cao Mắc Bệnh Lao Phổi

 Bệnh Lao Phổi: Khả Năng Lây Lan và Phương Pháp Phòng Ngừa

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh khuyến cáo, những đối tượng sau đây có nguy cơ mắc bệnh lao phổi rất cao và nên được sàng lọc để phát hiện nhiễm lao tiềm ẩn càng sớm càng tốt:

  • Người có hệ miễn dịch suy yếu như bị HIV / AIDS
  • Sử dụng thuốc dạng tiêm tĩnh mạch (IV)
  • Tiếp xúc lâu với những người bị nhiễm bệnh
  • Đến từ các quốc gia có tỷ lệ bệnh lao cao
  • Sống hoặc làm việc ở các khu vực phổ biến bệnh lao
  • Làm việc trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và điều trị cho những người có nguy cơ mắc bệnh lao cao
  • Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
  • Người mắc một số các bệnh lý như đái tháo đường, ung thư đầu hoặc cổ, bệnh thận nặng…

Các Biện Pháp Phòng Ngừa Sự Lây Lan Của Bệnh Lao Phổi

Sau khi biết được “Bệnh lao phổi có dễ lây không?”, điều bạn cần làm là tìm cách phòng ngừa bệnh hiệu quả. Thật không may, nếu trong gia đình có người mắc bệnh lao phổi thì nguy cơ nhiễm bệnh của bạn sẽ tăng cao. Bệnh nhân thường phải mất vài tuần điều trị bằng thuốc trước khi hết khả năng lây bệnh. Vì vậy, bạn và người thân hãy thực hiện theo các cách sau đây để ngăn ngừa sự lây lan của bệnh lao phổi:

Ở Nhà:

  • Người bệnh không nên đi làm, đi học hoặc ngủ chung phòng với người khác trong vài tuần đầu điều trị.
  • Thông gió cho căn phòng: Vi trùng lao dễ lây lan hơn trong những không gian nhỏ khép kín, nơi không khí không được lưu thông. Nếu ngoài trời không quá lạnh, hãy mở cửa sổ và dùng quạt để thổi không khí trong nhà ra bên ngoài.
  • Che miệng lại: Dùng khăn giấy để che miệng khi cười, hắt hơi hoặc ho. Cho khăn giấy bẩn vào túi, buộc kín và xử lý phù hợp.
  • Đeo khẩu trang: Đeo khẩu trang khi ở gần người khác hoặc đến nơi đông đúc giúp giảm nguy cơ lây bệnh.

Tiêm Phòng:

Ở các quốc gia nơi bệnh lao phổ biến hơn, trẻ sơ sinh thường được tiêm phòng bằng vắc-xin Bacille Calmette-Guerin (BCG).

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.